Hướng dẫn chăn nuôi an toàn sinh học phòng bệnh cúm gia cầm H5N8

Thứ 6, 30/07/2021 | 00:00:00
1,465 lượt xem

Hiện nay, tại Thái Bình và một số tỉnh khác đã xuất hiện ổ dịch cúm gia cầm A/H5N 8. Thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học là một trong những biện pháp giúp chủ động phòng chống bệnh cúm gia cầm. Vậy khi thực hiện các biện pháp chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học, người chăn nuôi cần lưu ý những gì? Bác sĩ thú y Bùi Thị Chuyên, Trung tâm Khuyến nông Thái Bình sẽ hướng dẫn bà con cách thức chăn nuôi an toàn sinh học phòng bệnh cúm gia cầm A/H5N8.

Con giống gia cầm


Bác sĩ thú y Bùi Thị Chuyên - Trung tâm Khuyến nông Thái Bình:
"Về chọn con giống, bà con chỉ nên mua con giống tại những cơ sở được cấp phép, có uy tín, an toàn dịch bệnh, con giống mua về phải khỏe mạnh và có giấy kiểm dịch của cơ quan thú y. Khi mua con giống về, bà con cần phải nuôi cách ly từ 15 đến 21 ngày để theo dõi, nếu đàn gia cầm khỏe mạnh bình thường thì mới cho nhập đàn, còn nếu có bất thường thì cần phải có biện pháp xử lý phù hợp không để bệnh lây lan. 
Bà con cần phải thực hiện các biện pháp: “Cùng vào cùng ra” trong cùng một khu vực chăn nuôi. Bà con không được mua bán, vận chuyển, giết mổ và sử dụng gia cầm cũng như các sản phẩm từ gia cầm không rõ nguồn gốc, gia cầm ốm chết hoặc là gia cầm nghi mắc bệnh."

Người chăn nuôi bổ sung đủ nguồn thức ăn và vitamin cho gia cầm khỏe mạnh

Bác sĩ thú y Bùi Thị Chuyên - Trung tâm Khuyến nông Thái Bình:

Bà con cần phải kiểm soát tốt mọi thứ ra vào khu vực chăn nuôi. Bà con tuyệt đối không được nuôi chung các loại gia cầm với nhau cũng như là nuôi chung gia cầm với các loại động vật khác, thường xuyên vệ sinh chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi, phun thuốc sát trùng từ 1 đến 2 lần một tuần. Cho gia cầm ăn thức ăn, uống nước uống sạch, đầy đủ phù hợp cho từng giai đoạn lứa tuổi. Bổ sung thêm Vitamin, chất điện giải, chất khoáng để chống Stress cho gia cầm khi thời tiết thay đổi đột ngột. Bà con cần phải tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin cho gia cầm, đặc biệt là vắc-xin cúm gia cầm. Lịch tiêm vắc xin, cúm gia cầm là tiêm mũi 1 khi gia cầm được 14 ngày tuổi, mũi 2 cách mũi 1 là 28 ngày và sau đó cứ 4 tháng sẽ tiêm nhắc lại một lần. Bà con cần thường xuyên theo dõi sức khỏe của đàn gia cầm, khi phát hiện gia cầm mắc các bệnh khác thì cần phải cách ly, điều trị, xử lí kịp thời, không để bệnh lây lan."

Tiêu hủy gia cầm bị bệnh tại huyện Kiến Xương


Bác sĩ thú y Bùi Thị Chuyên - Trung tâm Khuyến nông Thái Bình:

"Hiện nay theo quy định, nếu một cơ sở chăn nuôi mà có bệnh cúm gia cầm thì tất cả đàn gia cầm của cơ sở đó sẽ phải tiêu hủy mà không được điều trị. Chính vì vậy, khi bà con chăn nuôi phát hiện đàn gia cầm nhà mình đang có biểu hiện của bệnh cúm gia cầm thì cần phải báo ngay cho cán bộ thú y hoặc chính quyền địa phương và làm theo hướng dẫn, tuyệt đối không được bán chạy, không được ăn gia cầm ở trong đàn có con bị bệnh và không được vứt xác gia cầm bừa bãi ra môi trường.”


Thu Trang

  • Từ khóa
Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của Kỳ họp thứ 8
Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của Kỳ họp thứ 8

Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận, cho ý kiến nhiều dự án luật quan trọng và xem xét, thông qua các dự án Luật, dự thảo Nghị quyết đã được trình Quốc hội trong đợt 1...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...