Lợi ích kép từ thu rơm trồng nấm

Thứ 5, 11/06/2020 | 00:00:00
3,043 lượt xem

Đốt rơm rạ mỗi mùa vụ đang tạo ra những hệ lụy khôn lường cho sức khỏe và môi trường. Thay vì đốt, tại sao không tận dụng nguồn phụ phẩm này để tạo ra những sản phẩm hữu ích như là trồng nấm chẳng hạn, vừa là giải pháp để bảo vệ môi trường vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Mô hình trồng nấm của anh Trần Văn Doanh, xã Bình Định, huyện Kiến Xương

Mô hình trồng nấm của anh Trần Văn Doanh, xã Bình Định, huyện Kiến Xương hoạt động đến nay 7 năm. Cái hay của mô hình này không chỉ dừng lại ở việc doanh thu hàng trăm triệu đồng/năm. Mà còn có thể tận dụng nguồn nguyên liệu rơm của địa phương để trồng nấm. 

Anh Trần Văn Doanh – chủ cơ sở sản xuất nấm xã Bình Định, huyện Kiến Xương: 

Thấy bà con đốt rơm rạ nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe mọi người, qua sách báo tìm hiểu về mô hình trồng nấm, hiệu quả mang lại thu nhập cho gia đình ổn định. 


Cũng kể từ khi có mô hình nấm của anh Doanh, chị Lê Thị Nhẫn có thêm nguồn thu nhập từ việc gom rơm về bán. Tính một ngày cũng phải thu tiền triệu. 

Các mô hình trồng nấm từ rơm tạo cho các nông hộ có thêm nguồn thu nhập từ việc gom rơm về bán

Chị Lê Thị Nhẫn, xã Bình Định, huyện Kiến Xương: 

Một ngày, 2 người thu được 1 triệu đồng từ việc thu gom rơm về bán cho cơ sở sản xuất nấm, vừa có thu nhập, vừa tận dụng được phụ phẩm trên đồng.


Với nguồn rơm được tận dụng có thể trồng được khá nhiều loại nấm trong năm. Đầu ra lại không phải lo. Mô hình của anh Doanh một năm sản xuất được 10-15 tấn sản phẩm, giá của nấm rơm 50 ngàn đồng/kg, nấm sò 25 ngàn đồng/kg, mộc nhĩ 110 ngàn đồng/kg. Về đầu ra của sản phẩm nấm rơm, anh Trần Văn Doanh cho biết thêm: “Sản xuất nhỏ không cần vốn lắm, nhu cầu tiêu thụ của bà con lớn, cứ như cơ sở chúng tôi hiện nay chưa đáp ứng đủ nhu cầu thị trường”.

Máy nghiền rơm để trồng nấm

Rơm sau khi xử lý đóng bịch làm giá thể, bỏ meo nấm để sinh trưởng

Những cây nấm đã phát triển


Ông Trần Thanh Sơn – Giám đốc HTX SXKDDVNN xã Bình Định, huyện Kiến Xương: Cùng cơ chế của tỉnh, HTX đầu tư thêm vốn mua máy cuốn rơm để hỗ trợ bán cho mô hình và nhân rộng mô hình ra toàn xã. Việc này có tác dụng rất lớn với địa phương khi nguồn rơm rạ sau thu hoạch là rất dồi dào, bà con có thể tận dụng làm kinh tế mà không lo đốt đồng gây ô nhiễm môi trường.


Với lượng rơm từ một ha trồng lúa có thể chất được 200m mô nấm và sau khi trồng nấm 25 - 30 ngày có thể thu được 250 - 300 kg nấm tươi, thì nông dân hoàn toàn có thể học hỏi mô hình này để sản xuất vừa mang lại hiệu quả kinh tế, vừa hạn chế tình trạng đốt rơm rạ gây ô nhiễm môi trường.

Hoài Thu

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật

Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...