Người phụ nữ “Biến đất hoang thành vàng”

Thứ 6, 29/05/2020 | 00:00:00
2,170 lượt xem

Với suy nghĩ và quyết tâm biến vùng đất cấy lúa kém hiệu quả bao năm nay tại địa phương thành mảnh đất vàng cho trái ngọt, mà chị Phạm Thị Họa, xã Quỳnh Ngọc, huyện Quỳnh Phụ, đã hiện thực hóa ước mơ làm giàu từ nông nghiệp. Chị đã thực sự “Biến đất hoang thành vàng”.

Chị Phạm Thị Họa, xã Quỳnh Ngọc, huyện Quỳnh Phụ, đã hiện thực hóa ước mơ làm giàu từ nông nghiệp.

Năm 2013, nhìn thấy vùng đất cấy lúa kém hiệu quả tại địa phương bị bỏ hoang hóa bao năm nay. Chính từ tình yêu, niềm đam mê với nông nghiệp và sự hăng say với lao động, đã khiến cho chị Phạm Thị Họa, thôn Bương Hạ Tây, xã Quỳnh Ngọc, huyện Quỳnh Phụ, quyết tâm vượt qua mọi định kiến của người dân trong thôn để quật lập vùng đất hoang hóa mọc đầy cỏ dại.

Chị Phạm Thị Họa, xã Quỳnh Ngọc, huyện Quỳnh Phụ: 

Khi nhận vùng đất này mọi người trong thôn nói ra nói vào, bảo ruộng hoang làm sao cải tạo được, rồi cả gia đình cũng không đồng ý. Nhưng tôi vẫn quyết tâm làm vì tôi nhận ra vùng đất này có thể cho trái ngọt.


Vượt lên trên mọi khó khăn ban đầu đó, với sự nhạy bén khi làm nông nghiệp, chị Họa đã suy nghĩ mình cần làm cái gì và mình sẽ trồng cây gì, để có thể biến mảnh đất hoàng hóa thành vàng. Bởi đặc thù, vùng đất chuyển đổi có chân đất cao, nên chị Họa đã lựa chọn trồng tổng hợp các loại cây ăn quả. Theo đó, ổi lê Đài Loan, mít Thái, bưởi da xanh và thanh long là 4 loại cây ăn quả chính trong vùng chuyển đổi rộng hơn 3ha của gia đình. Và tìm tòi học hỏi các kỹ thuật chăm sóc qua nhiều nguồn thông tin khác nhau.

Vùng đất hoang nay đã trở thành trang trại cây ăn quả 

Chị Phạm Thị Họa, xã Quỳnh Ngọc, huyện Quỳnh Phụ cho biết: “Gia đình lựa chọn rất nhiều loại cây ăn quả, mỗi cây ăn quả có sự chăm sóc khác nhau. Tôi thường xuyên vào các hội nhóm chăm sóc các cây hoa quả để học hỏi, tham khảo kinh nghiệm và áp dụng vào vườn cây của gia đình”.

Ông Phạm Văn Tập, Bí thư Đảng ủy xã Quỳnh Ngọc, huyện Quỳnh Phụ:

Với mô hình của chị Phạm Thị Họa là một người đã có nhiều tâm huyết và đã tham mưu cho Đảng bộ, chính quyền về tích tụ và thuê đất của những hộ không có nhu cầu sản xuất từ năm 2013. Đặc biệt, với hình thức lấy ngắn nuôi dài, bằng các cây, con và đã cho hiêu quả kinh tế cao. Từ mô hình này thì hiện nay chủ trương của địa phương là tiếp tục tuyên truyền và phát triển, nhân rộng thêm các mô hình khác theo hình thức đa cây và đa con, cũng là giải quyết bước đầu cho việc hạn chế bỏ ruộng hoang ở địa phương.


Sau 6 năm cải tạo, vùng đất cấy lúa kém hiệu quả, bỏ hoang hóa bao năm trước, nay đã trở thành, một vùng cây ăn quả bạt ngàn, với gần 5.000 các loại cây ăn quả. Nhờ đã xây dựng được thương hiệu hoa quả sạch tại vùng đất chuyển đổi, mà 2 năm nay, chị Họa đã cung cấp ra thị trường hàng chục tấn hoa quả, mang về gần 150 triệu đồng tiền lãi mỗi năm.

Phương Thúy

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận tại Tổ về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận tại Tổ về các dự án Luật

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình thảo luận tại tổ 10 gồm: đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang, về dự án Luật Thuế...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...