Những năm gần đây trên địa bàn huyện Thái Thụy đã xuất hiện một số mô hình trồng thanh long ruột tím cho hiệu quả kinh tế cao. Trong đó có ông Trịnh Tiến Mạnh, xã Thụy Duyên, huyện Thái Thụy – một trong những người nông dân đầu tiên đưa cây thanh long ruột tím về trồng trên đất Thái Bình.
Những năm 2010-2011, qua giới thiệu của bạn bè đi xuất khẩu lao động và làm việc trong các trại giống cây ăn quả tại Malaysia, ông Mạnh biết đến giống thanh long ruột tím. Bản thân ông cũng sang tận Malaysia tìm mua giống thanh long ruột tím về trồng, bởi theo ông Mạnh cây thanh long ruột tím ít dịch bệnh, phù hợp với khí hậu miền Bắc.
Ông Nguyễn Tiến Mạnh - xã Thụy Duyên huyện Thái Thụy: Ban đầu tôi mua được 1.600 đầu cành giống cây thanh long ruột tím về trồng. Sau gần một năm trồng, cây thanh long ruột tím đã ra quả, đạt 6 tấn quả/năm, doanh thu gần 200 triệu đồng. Đến đầu năm 2015, tôi mở rộng trồng thanh long ruột tím lên gần 1ha. |
Không chỉ tiên phong đưa cây thanh long ruột tím về trồng tại địa phương, ông Trịnh Tiến Mạnh còn là một trong những nông dân mạnh dạn áp dụng mô hình trồng thanh long bằng giàn theo công nghệ của Israel. Mỗi gốc chỉ cách nhau 0,5m, nên 1 hecta có thể trồng được 4.000 trụ, tương đương với 8.000 hom. So với mô hình trồng trụ riêng lẻ, thanh long giàn vừa tiết kiệm được diện tích đất, giảm được một nửa công chăm sóc, thu hoạch thuận tiện và tránh được bão, gió. Năng suất trồng theo trụ chỉ từ 23 - 40 tấn/ha thì trồng theo giàn tăng lên trên hai lần, từ 80 - 100 tấn/ha.
Ông Nguyễn Tiến Mạnh - xã Thụy Duyên huyện Thái Thụy:khi trồng theo trụ, nông dân thường có tâm lý giữ lại nhiều cành, sẽ tạo điều kiện ủ bệnh và sâu bệnh phát triển mạnh. Nhưng trồng theo giàn cần tỉa cành kỹ, chỉ để một tầng cành, giàn thanh long thoáng nên hạn chế tối đa sâu bệnh, hơn nữa quả ra từ cành gốc thường to, chất lượng ngon hơn.
Theo ông Mạnh nhờ chất lượng tốt, lạ nên thanh long hiện cung cấp cho các siêu thị và xuất cho thương lái ở Quảng Ninh, Hải Phòng với giá dao động từ 20.000 - 30.000 đồng/kg tùy thời điểm.
Ông Bùi Văn Tám - Bí thư chi bộ thôn Hóa Tài, xã Thụy Duyên, huyện Thái Thụy cho biết: Ông Mạnh là một trong những hộ tiên phong nhận đất cấy lúa kém hiệu quả của địa phương để đầu tư trang trại. Từ mô hình trồng thanh long ruột tím ông Mạnh không chỉ làm giàu cho gia đình mà còn chia sẻ kinh nghiệm và bán cây giống cho nhiều bà con nông dân, không chỉ trong xã Thụy Duyên mà còn ở các xã khác. |
Ông Mạnh cũng chia sẻ thêm để thực sự là công nghệ cao, ông sẽ tiếp tục đầu tư hệ thống tưới nước tự động, không chỉ tiết kiệm nước mà còn giúp cây phát triển tốt, nâng cao năng suất.
Ninh Thanh
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình thảo luận tại tổ 10 gồm: đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang, về dự án Luật Thuế...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Chiều 17.11, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...