Vào thời điểm những tháng cuối năm, khi giá thịt lợn thương phẩm bán ra trên thị trường vẫn có nhiều biến động theo chiều hướng gia tăng thì có trong tay một trang trại lên tới hàng trăm con lợn chuẩn bị được xuất bán thì đó sẽ là thành quả của 1 năm chăn nuôi ngoài mong đợi. Niềm vui từ trang trại chăn nuôi lợn an toàn sinh học của gia đình ông Nguyễn Văn Quang, xã Bách Thuận, huyện Vũ Thư là một ví dụ.
Trang trại chăn nuôi lợn theo hướng an toàn sinh học được gia đình ông Nguyễn Văn Quang, thôn Tiền Phong, xã Bách Thuận, huyện Vũ Thư, đầu tư xây dựng vào đầu năm 2012. Đó cũng chính là thời điểm mà tại địa phương thành lập Tổ hợp tác chăn nuôi Hợp Thành. Theo đó các hộ chăn nuôi cùng liên kết, hỗ trợ nhau về giống, kiến thức và khâu tiêu thụ.
Ông Nguyễn Văn Quang, xã Bách Thuận, huyện Vũ Thư: Tôi chăn nuôi lợn đã bao năm nay, từ khi ở địa phương có chăn nuôi an toàn sinh học là tôi chuyển hướng sang ngay. Các thành viên trong tổ được hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi an toàn sinh, tập huấn kiến thức để nâng cao hiệu quả chăn nuôi. |
Chăn nuôi lợn an toàn sinh học, theo đó đàn lợn được bố trí chăn nuôi trong chuồng trại khép kín. Áp dụng đồng bộ các biện pháp nhằm ngăn ngừa sự tiếp xúc của vật nuôi với các mầm bệnh, tuyệt đối cách ly với môi trường bên ngoài. Theo ông Quang, thời gian vừa qua, trong khi hàng trăm hộ chăn nuôi tại địa phương lao đao vì dịch tả lợn châu Phi thì trang trại lợn của gia đình ông vẫn an toàn trước dịch và sẽ được xuất bán vào tháng cuối năm.
Ông Nguyễn Văn Quang, xã Bách Thuận, huyện Vũ Thư: Chăn nuôi lợn thì cũng có năm nọ năm kia, như năm nay bị dịch tả lợn châu Phi nên lúc đầu khi tôi tiếp tục tái đàn thì gia đình cũng không đồng ý, nhưng nghĩ thôi còn bát gạo thổi nốt, nên tôi quyết tâm, nhưng đến giờ này là đã được thành công rồi, thành công ngoài mong đợi. |
Ông Nguyễn Như Thỏa, Tổ trưởng Tổ hợp tác chăn nuôi Hợp Thành, xã Bách Thuận, huyện Vũ Thư: Các thành viên trong tổ hợp tác chúng tôi đều chăn nuôi theo phương pháp an toàn sinh học, đảm bảo công tác phòng trừ dịch bệnh nên ít khi bị ảnh hưởng bởi dịch. Hiện tại các hộ chăn nuôi thành viên từ 50 – 350 con lợn, nếu như với giá cả hiện nay thì mỗi con lợn sẽ có lãi từ 7 – 8 triệu đồng, mang lại kinh tế khá lớn cho các hộ chăn nuôi, đặc biệt như là anh Nguyễn Văn Quang. |
Với 2 đàn lợn lên tới 340 con, thì đàn lợn này là niềm vui đặc biệt để gia đình ông đón một cái Tết Canh Tý thật sung túc. Theo dự tính, thời điểm xuất bán giá lợn hơi từ 85 – 95 nghìn đồng/kg thì mỗi con lợn gia đình ông Quang thu về 7 triệu đồng tiền lãi, với tổng thu nhập từ 2 đàn lợn là hơn 2 tỷ đồng.
Phương Thúy
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình thảo luận tại tổ 10 gồm: đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang, về dự án Luật Thuế...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Chiều 17.11, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...