Triển vọng phát triển cây dược liệu ở Quỳnh Thọ

Thứ 3, 24/09/2019 | 10:36:43
1,420 lượt xem

Với mong muốn đánh thức vùng đất hoang hóa, cằn cỗi, mà người dân xã Quỳnh Thọ, huyện Quỳnh Phụ đã tận dụng lợi thế đất đai tại địa phương, lựa chọn đối tượng cây trồng mới, cụ thể là cây dược liệu. Cây đinh lăng và một số cây dược liệu khác đã và đang mở ra triển vọng phát triển cây dược liệu tại vùng đất Quỳnh Thọ.

Vùng đất trồng cây dược liệu rộng hàng chục ha của Công ty Nam Dược Xanh, tại xã Quỳnh Thọ, huyện Quỳnh Phụ, hiện được phủ kín bằng màu xanh bạt ngàn của những hàng cây đinh lăng. Nhưng ít ai biết được rằng trước đây là vùng đất hoang hóa, mọc đầy cỏ dại. Năm 2015, khi chính quyền địa phương cho người dân thuê lại diện tích khó canh tác để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi thì công ty Nam Dược Xanh đã đầu tư hơn 1 tỷ đồng để quy hoạch lại thành vùng trồng cây đinh lăng và một số cây dược liệu khác. 

Ông Nguyễn Đạt Hanh - Quản lý Công ty Nam Dược Xanh, xã Quỳnh Thọ, huyện Quỳnh Phụ: Với mong muốn cải tạo vùng đất nơi đây, thực hiện dự án trồng và sơ chế dược liệu tại địa phương nên chúng tôi đầu tư về đây. Hiện chúng tôi có gần 12ha trong đó 8ha trồng cây đinh lăng, còn lại cây dược liệu khác. Cây đinh lăng có đặc tính sinh trưởng và phát triển mạnh về tháng 2 đến tháng 10, những tháng mùa đông là phát triển chậm, gần như chững lại.



Cây đinh lăng là loại cây dược liệu quý, dễ trồng, dễ chăm sóc và đặc biệt ưa bóng râm, nên Công ty đã thử nghiệm dành 2ha trồng xen mít Thái vừa tạo cảnh quan sinh thái vừa tạo điều kiện cho cây đinh lăng phát triển tốt nhất. Ngoài việc thiết kế hệ thống thủy lợi thì ứng dụng kỹ thuật trồng, chăm sóc đinh lăng là yếu tố cần chú trọng hàng đầu. 

Ông Nguyễn Đạt Hanh - Quản lý Công ty Nam Dược Xanh, xã Quỳnh Thọ, huyện Quỳnh Phụ: Cây đinh lăng ưa bóng râm và không thích hợp môi trường độ ẩm quá cao, nên chúng tôi làm hệ thống thủy lợi, rãnh thoát và cung nước đầy đủ. Chăm sóc thì bón phân theo định kỳ năm, bón phân bò, phân gà hoai mục, theo độ tuổi cây đinh lăng.



Sau 3 năm đầu tư sản xuất đến cuối năm 2018 lứa đinh lăng đầu tiên đã được thu hoạch với diện tích 15 sào. Mỗi sào thu 500-600 cây với giá bán 25.000 đồng/kg tươi, cho doanh thu 150-180 triệu đồng/sào, với thị trường tiêu thụ là công ty dược phẩm Traphaco Hà Nội, công ty dược Hải Hà Thái Bình. Thành quả đó bước đầu cho thấy tín hiệu khả quan về sự thích nghi của cây đinh lăng với điều kiện sinh thái nơi đây. 

Ông Nguyễn Đạt Hanh - Quản lý Công ty Nam Dược Xanh, xã Quỳnh Thọ, huyện Quỳnh Phụ: Cây đinh lăng trồng ở vùng đất này khá phù hợp, sau lứa thu hoạch đầu tiên thấy sản lượng đúng như dự kiến ban đầu. Đợt thu hoạch tới chắc chắn sẽ cao hơn nữa.



Ông Nguyễn Đạt Khánh - Chủ tịch UBND xã Quỳnh Thọ, huyện Quỳnh Phụ: Địa phương đang quy hoạch vùng đất ven sông Luộc, có chất đất phù hợp để trồng dược liệu. Để tạo điều kiện cho các cá nhân, công ty về đầu tư tại địa phương.



Nhờ sự mạnh dạn đầu tư, nắm bắt thị trường, đồng thời áp dụng kiến thức khoa học kỹ thuật, công nghệ mới và sản xuất, mà vùng đất hoang hóa giờ đây đã được đánh thức bởi cây dược liệu cây đinh lăng. Đây cũng là một trong những hướng đi mới nhiều triển vọng cho những vùng đất ruộng bỏ hoang, trồng lúa kém hiệu quả tại riêng Quỳnh Thọ và của toàn tỉnh hiện nay.

 Phương Thúy

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận tại Tổ về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận tại Tổ về các dự án Luật

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình thảo luận tại tổ 10 gồm: đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang, về dự án Luật Thuế...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...