Đồng hành cùng thanh niên trong quá trình lập thân, lập nghiệp ngay tại địa phương, Tỉnh đoàn Thái Bình đã và đang có nhiều chính sách khuyến khích thanh niên làm giàu tại chính quê hương mình. Và nhiều bạn trẻ đã tận dụng được lợi thế này.
Mô hình trồng thanh long ruột tím của anh Nguyễn Đức Nin tại xã Thụy Sơn, huyện Thái Thụy
Với lợi thế của gia đình phát triển gia trại từ trước, sau khi tốt nghiệp trường Cao đẳng y Hà Nội, anh Nguyễn Đức Nin, xã Thụy Sơn, huyện Thái Thụy về quê lập nghiệp. Hướng anh chọn là sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn sinh học với mô hình trồng thanh long ruột tím và nuôi gà.
Anh Hoàng Đức Nin - Xã Thụy Sơn, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình: “Trồng Thanh long về chăm sóc kỹ thuật cơ bản, thì thường xuyên cần cắt chánh để cây nuôi thân chính và quả, đảm bảo độ năng suất. Còn về phân bón thì mình tận dụng phân gà của gia đình ủ mục với men vi sinh”.
Nguyễn Đức Nin và cây thanh long ruột tím
Mô hình trồng thanh long theo hướng an toàn sinh học, liên kết đầu ra cho sản phẩm của Hoàng Đức Nin là mô hình mẫu để nhiều thanh niên học tập. Đây là mô hình nhận được sự ủng hộ của chính quyền địa phương và Đoàn thanh niên xã.
Đồng chí Ngô Văn Phúc - Phó Bí thư Đoàn TNCS HCM xã Thụy Sơn, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình: “Ngoài đứng ra tín chấp với Ngân hàng chính sách xã hội,liên kết với các trường trung cấp nông nghiệp về tập huấn kỹ thuật chăm sóc cho đoàn viên thanh niên địa phương. Chúng tôi còn kết hợp với Hội LHPN xã đứng ra tín chấp, cung cấp phân bón đảm bảo cung ứng cho đoàn viên hội viên”. |
Hiện nay, để giúp thanh niên khởi nghiệp và có nhiều cơ hội phát triển kinh tế tại gia đình và địa phương, Hội liên hiệp thanh niên tỉnh Thái Bình đã có nhiều chính sách vừa mang tính định hướng, vừa khuyến khích thanh niên đóng góp trí tuệ, công sức nhiều hơn nữa cho quê hương.
Nhiều bạn trẻ đã đóng góp trí tuệ, công sức cùng xây dựng quê hương phát triển
Đồng chí Nguyễn Minh Hồng – Bí thư Đoàn TNCS HCM tỉnh Thái Bình: “Thời gian qua Tỉnh đoàn đã ban hành kế hoạch hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp giai đoạn 2019 – 2022. Qua đó, đã chỉ đạo các cấp tổ chức đoàn xây dựng kế hoạch gắn điều kiện thực tế để hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp. Chúng tôi phân ra làm 2 đối tượng: Thứ nhất là thanh niên tại các địa phương, làng nghề thì tư vấn về kỹ thuật, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, canh tác và hỗ trợ vốn vay. Thứ hai là thanh niên làm doanh nghiệp thì hỗ trợ tư vấn, quản lý doanh nghiệp, tư vấn kết nối với nhau và hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm.” |
Thực tế cho thấy, tỉnh đã có nhiều chính sách, tạo cơ hội cho thanh niên lập nghiệp tại địa phương. Và cũng có nhiều thanh niên đã tạo dựng và vận dụng các lợi thế đó để lập thân, lập nghiệp. Và cũng đã thành công. Họ không chỉ làm giàu cho bản thân mà còn tích cực góp phần xây dựng lên những mô hình kinh tế kiểu mẫu có thể nhân rộng, tạo hướng phát triển mới cho kinh tế địa phương.
Bùi Minh – Phương Thúy
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình thảo luận tại tổ 10 gồm: đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang, về dự án Luật Thuế...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Chiều 17.11, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...