Nhờ nuôi tôm công nghệ cao nên nhiều nông dân hai huyện ven biển của tỉnh Thái Bình có thể nuôi được 3-4 vụ một năm, năng suất và chất lượng tôm cũng được nâng lên so với nuôi truyền thống. Dù hiệu quả như vậy nhưng việc mở rộng diện tích nuôi tôm công nghệ cao không phải dễ dàng do chi phí đầu tư cao
Hiện nay để đầu tư cải tạo, mua sắm máy móc thiết bị và làm hệ thống nhà bạt theo quy trình nuôi tôm công nghệ cao, người nông dân cần số vốn khoảng 1 tỷ đồng. Thêm vào đó nuôi tôm theo mô hình này cũng đòi hỏi tuân thủ các quy trình khá nghiêm ngặt, ao nuôi được xử lý đầu tư bài bản, nhất là trong xử lý nguồn nước, sản xuất theo hướng an toàn sinh học. Hiện nay, toàn tỉnh có khoảng 300ha nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh, công nghệ cao.
Để giúp phát triển nuôi tôm công nghệ cao, tỉnh Thái Bình có nhiều cơ chế chính sách ưu đãi về đất đai, vay vốn mua máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất giống tôm, nuôi tôm công nghệ cao. Phấn đấu thực hiện mục tiêu đến năm 2020 tỉnh sẽ mở rộng diện tích nuôi tôm công nghệ cao lên 620 ha, đến năm 2025 nâng lên hơn 760 ha, từng bước thúc đẩy phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững.
Ninh Thanh
Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra từ ngày 10/12 đến ngày...
Việc giải quyết KỊP THỜI những ý kiến, kiến nghị của cử Không những giúp...
Từ 1/7 vừa qua, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...