Lựa chọn mô hình trồng cây ăn quả để phát triển kinh tế gia đình, nhờ phát huy được lợi thế đất đai tại quê hương, mà Ông Lương Xuân Tiến, xã Lô Giang, huyện Đông Hưng đã tạo dựng được một khu vườn trồng hồng xiêm, mang lại thu nhập hơn một trăm triệu đồng mỗi năm cho gia đình.
Vườn hồng xiêm rộng hơn 3.000m2, được gia đình ông Lương Xuân Tiến, thôn Hoàng Nông, xã Lô Giang, huyện Đông Hưng, tạo dựng 10 năm nay. Với ông Tiến, không chỉ làm giàu, phát triển kinh tế gia đình từ vườn hồng xiêm, mà còn là bảo tồn loại giống hồng xiêm cổ của cha ông tại vùng đất Lô Giang.
Ông Lương Xuân Tiến - xã Lô Giang, huyện Đông Hưng: Nhà tôi có 2 vườn hồng xiêm, 1 vườn hồng xiêm cổ do ông cha để lại đã hơn năm chục năm nay, 1 vườn hồng do tôi nhân giống trồng 10 năm nay. Cây hồng xiêm hợp với đất ở Lô Giang, nhà ai cũng trồng được, cứ có đất là trồng được”
Theo ông Tiến, giống hồng xiêm cổ, hay còn gọi là hồng xiêm nhót, phù hợp với chất đất thịt tại Lô Giang, cây hồng xiêm khỏe, cho quả sai và có vị ngọt đặc trưng. Hiện trong vườn, có đến 70 gốc hồng xiêm, thậm chí, đã có những cây được trồng đến 40- 50 năm nay. Cũng chính vì nắm rõ kỹ thuật chăm sóc cây hồng xiêm mà gia đình ông có thể thu hoạch suốt 8 tháng trong năm.
Ông Lương Xuân Tiến - xã Lô Giang, huyện Đông Hưng: Với cây hồng xiêm này sau mỗi vụ thu hoạch phải bón phân cho nó, trong thời gian mùa vụ làm sao để nó ra nước hoa tháng 7, thì mới thu hoạch được 8 tháng trong năm, giá sẽ cao hơn chính vụ.
Ông Vũ Việt Hùng - Giám đốc HTX DVNN xã Lô Giang, huyện Đông Hưng: Ở Lô Giang thì cây hồng xiêm là cây ăn quả chủ lực, mang lại thu nhập kinh tế cho bà con, nhiều hộ thu nhập từ 50 - 80 triệu đồng mỗi năm. Chính vì thế bà con rất muốn phát triển kinh tế từ cây hồng xiêm của địa phương, và cũng mong muốn cây hồng xiêm này được đông đảo người dân trong và ngoài tỉnh biết đến thương hiệu hồng xiêm Lô Giang.
Bình quân, mỗi cây cho thu nhập từ 1-1,5 triệu đồng/năm. Đặc biệt, có những cây mang lại thu nhập 4 triệu đồng/năm. Chính vì thế, chỉ tính riêng với 70 gốc hồng xiêm, nhưng đã mang lại cho gia đình ông gần 100 triệu đồng mỗi năm. Và gần 20 triệu đồng mỗi năm từ tiền bán cây giống. Chia sẻ về mong muốn của ông và người dân về trồng cây hồng xiêm cổ để phát triển kinh tế gia đình.
Ông Lương Xuân Tiến - xã Lô Giang, huyện Đông Hưng: Cây hồng xiêm ở địa phương đã mang lại hiệu quả kinh tế rồi, giờ chúng tôi mong muốn, nếu vùng đất nào cấy lúa kém hiệu quả thì cho chúng tôi chuyển đổi sang trồng hồng xiêm. Vừa phát triển kinh tế nâng cao thu nhập vừa làm đẹp cho quê hương.
Chính vì phát huy được lợi thế đất đai tại quê hương, mà những trái hồng xiêm Lô Giang đã theo chân các thương lái đi khắp các tỉnh phía Bắc. Không chỉ làm giàu từ cây hồng xiêm, ông Tiến và nhiều người dân nơi đây còn mong muốn góp phần bảo tồn và phát triển nông sản mang thương hiệu hồng xiêm Lô Giang.
Phương Thúy
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình thảo luận tại tổ 10 gồm: đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang, về dự án Luật Thuế...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Chiều 17.11, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...