Đầu ra cho cây Đinh Lăng đang rộng mở tại Thái Bình

Thứ 6, 31/05/2019 | 08:48:26
5,150 lượt xem

Thời gian gần đây, người nông dân ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước phải chặt cây đinh lăng bỏ đi vì không có người mua. Thế nhưng hiện nay người nông dân Thái Bình đã tìm được đầu ra ổn định cho loại cây này. Nhờ vậy nhiều gia đình giàu lên từ cây đinh lăng.

Từ những năm 2000, cơn sốt về đinh lăng đã được các thương lái đẩy đưa với giá  cao chót vót, từ 50.000 đến 60.000 đồng/kg tươi. Thấy vậy, nhiều nông dân ở các địa phương đã ồ ạt trồng tự phát nên diện tích loại cây này tăng nhanh chóng. Thế nhưng niềm vui ngắn chẳng tày gang khi người nông dân trồng Đinh Lăng đến lúc được thu bán thì thương lái lại dừng mua hoặc mua với số lượng rất ít. Nhiều người đã chặt bỏ loại cây này sau nhiều năm chăm sóc vất vả.

Trước thực tế về trồng đinh lăng tại các địa phương khác trong cả nước là như vậy. Tuy nhiên, hiện nay, nông dân tại Thái Bình lại có nhiều người chọn cây đinh lăng để phát triển kinh tế, làm giàu tại địa phương bởi họ đã tìm được đầu ra ổn định cho loại cây này.

Từ năm 2014 khi nhận chuyển đổi vùng đất kém hiệu quả tại xã Đông Động, huyện Đông Hưng, vợ chồng bà Phạm Thị Ngoan đã chọn cây đinh lăng là một trong số cây trồng chủ lực tại mô hình của mình. Lúc đầu chỉ trồng ít đến nay gia đình bà đã trồng hơn 3.000 gốc đinh lăng trên diện tích 10.000 m2. Giống cây được chọn là đinh lăng lá nhỏ, loại cây dễ trồng, ít tốn sức và chi phí bỏ ra không nhiều. 


Bà Phạm Thị Ngoan - Xã Đông Động, huyện Đông Hưng: Trồng đinh lăng từ 2014. Sau 3 năm đã có người mua. Người ta mua với giá 700.00 0- 800.000 đồng/gốc. Tôi thấy trồng đơn giản không tốn công chăm sóc. Đầu năm chỉ bón NPK tổng hợp, sau đó làm cỏ, cây phát triển tốt. Đây là loại cây cho giá trị kinh tế cao. Vì vậy, đến năm nay tôi đã trồng trên 3.000 gốc.

 Theo bà Ngoan cây đinh lăng là cây sống nhiều năm, ưa ẩm, ưa sáng, chịu hạn, chịu bóng nhưng không chịu úng ngập. Do vậy, gia đình đã có hệ thống thoát nước tốt, có khung vòm để che chắn sương muối dịp cuối năm. Sau 3 năm trồng, cây có thể cho thu hoạch. 

Bà Phạm Thị Ngoan - Xã Đông Động, huyện Đông Hưng: Hiện nay, ngày nào cũng có người đến hỏi mua mà không có để bán. Để cây đạt mức thu hoạch được, tôi liên kết với công ty để họ đến thu mua, họ mang xe đến tận vườn để thu hoạch.

Từ mô hình nhà chị Ngoan, cả xã có hơn 30 hộ, diện tích đến 2 ha. Cây đinh lăng họ bán cho các công ty dược ở tỉnh Hải Dương và tỉnh Hà Nam.

Ông Đặng Hữu Hưng - Chủ tịch Hội nông dân xã Đông Động, huyện Đông Hưng nhận xét: Từ mô hình nhà chị Ngoan, cả xã đã mở rộng ra nhiều hộ. Chúng tôi tiếp tục mở rộng thị trường, tìm kiếm nhiều đối tác hợp tác để tiêu thụ sản phẩm cho bà con.

Hiện tỉnh Thái Bình chưa có con số thống kê cụ thể về diện tích trồng cây đinh lăng. Song do cây dễ trồng, nhiều hộ dân trong tỉnh đã trồng làm cảnh, làm cây gia vị, còn một số trang trại, gia trại trồng đinh lăng để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, số trang trại trồng nhiều từ 2 ha đến 8 ha hiện vẫn còn rất ít. Do vậy, chưa có tình trạng phá bỏ đinh lăng làm củi như tại một số địa phương trong cả nước. Trái lại thị trường đinh lăng tại Thái Bình rất rộng mở. Tại tỉnh đã có một số cá nhân, tổ chức đại diện cho doanh nghiệp đứng ra ký kết hợp đồng với nông dân để trồng cây. 

Ông Đỗ Văn Vang - xã Đồng Tiến, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình: Tôi đã liên kết với một số nông dân tại huyện Tiền Hải để thu mua bình quân 6-7 tấn đinh lăng và mua của nông dân tại một xã của huyện Kiến Xương 5-7 tấn. Còn lại, tôi thu mua ở các tỉnh lân cận. Tiến tới, để chuẩn bị xây dựng vùng nguyên liệu vùng sản xuất, chúng tôi dự định ký kết với các địa phương trồng khoảng 20-30 ha cây.

Với năng lực sản xuất của doanh nghiệp chuyên chế biến đinh lăng để làm các sản phẩm như nước giải khát, rượu hoặc làm thuốc thì diện tích trồng nhỏ, lẻ tại các địa phương trong tỉnh là chưa đủ đáp ứng. Do vậy, để phát triển cây đinh lăng đúng hướng rất cần những công ty chuyên sản xuất, chế biến tại tỉnh cùng đứng ra hướng dẫn kỹ thuật trồng khoa học cho nông dân, cùng vào cuộc với các địa phương chỉ rõ giá trị thương phẩm của loài cây này, tiếp đến là quy hoạch vùng thổ nhưỡng phù hợp và xác định lượng “cầu” cần thiết của các nhà máy trong thời gian tới.

             Bùi Minh

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận tại Tổ về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận tại Tổ về các dự án Luật

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình thảo luận tại tổ 10 gồm: đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang, về dự án Luật Thuế...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...