Không tỉnh nào như Thái Bình có số lượng cơ sở kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật trên 1.700 cơ sở. Trung bình cứ 1 xã, phường có 6 cơ sở kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật có giấy phép và không có giấy phép hoạt động.
Hiện nay nhu cầu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của người dân ngày càng tăng theo cấp số nhân. Có những vụ lúa người nông dân chia sẻ họ phun từ 6-9 lần thuốc bảo vệ thực vật.
Bà Đồng Thị Nhật, xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Phụ: Bảo vệ thực vật này thì nhiều có năm 2,3 triệu là bình thường. Trồng nhiều thì 3,4 triệu. Độc thuốc sâu chứ không nói gì đến phân bón.
Phun thì rõ là nhiều như vậy nhưng hiệu quả lại không phải là cao. Lo lắng và trăn trở cho vấn đề này đó là chất lượng thuốc bảo vệ thực vật hiện nay. Một lần đến đại lý, người nông dân này cũng phải mua vài trăm nghìn tiền thuốc bảo vệ thực vật. Từ thuốc diệt cỏ cho đến thuốc phòng trừ sâu bệnh cho cây màu và cây lúa. Mà tính một năm cũng phải hàng chục lần người nông dân mua thuốc. Mất tiền nhiều mà hiệu quả không cao. Nhiều nông dân chia sẻ một phần là sâu bệnh nhiều, một phần cũng là lo lắng chất lượng thuốc bảo vệ thực vật hiện nay.
Ông Nguyễn Hữu Vì – xã Duyên Hải, huyện Hưng Hà: Nhà nước rà soát kiểm tra từng đợt 1 không thông báo cho bất kỳ đại lý nào biết kiểm tra thì chúng tôi mới mua thuốc thật chứ chúng tôi giờ cứ lạm dụng thuốc giả nhiều đưa vào bán lẫn lộn.
Sử dụng phải hàng giả, hàng kém chất lượng người nông dân vừa mất tiền, vừa ảnh hưởng đến cây trồng.
Bà Trương Thị Khoán, phường Hoàng Diệu, thành phố Thái Bình: Nhà nước làm sao kiểm tra, xử lý những cơ sở không đảm bảo để chúng tôi yên tâm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
Với người nông dân lòng tin đặt nơi cơ sở buôn bán thuốc bảo vệ thực vật. Thế nhưng 2/3 cơ sở kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật là nhỏ lẻ, không phép và hoạt động mùa vụ. Thậm chí với hơn 300 HTX DVNN, trong đó 90% kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật thì chỉ có 7-8% có giấy phép.
Trong ma trận của thuốc bảo vệ thực vật với hàng nghìn chủng loại, kiểm soát chặt tình trạng kinh doanh nhỏ lẻ này đang là vấn đề đặt ra với ngành chức năng. Kết quả kiểm tra thuốc BVTV trong những năm gần đây cho thấy, khoảng 0,6 - 0,8 % các lô thuốc nhập chính ngạch không đạt chất lượng và phải tái xuất; 3-10,2 % lô thuốc gia công chưa đạt chất lượng phải tái chế lại.
Ông Trần Quốc Dương – Trưởng phòng Thanh tra Pháp chế, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật: Mới đây, Chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh Thái Bình đã tiến hành xử phạt cơ sở kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật kinh doanh thuốc không nằm trong danh mục cho phép.
Cũng trong quá trình kiểm tra mới đây, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh Thái Bình phát hiện nhiều cơ sở không thông tin công khai về giá, chưa đáp ứng điều kiện về kinh doanh, nhãn hàng hóa không thể hiện được công bố đúng hợp quy. Năm ngoái đoàn cũng đã tiến hành kiểm tra xử phạt hơn 100 vụ vi phạm về lĩnh vực vật tư nông nghiệp với số tiền phạt hàng trăm triệu đồng.
Ông Nguyễn Thái Hùng – Trưởng đoàn kiểm tra, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh Thái Bình cho biết: Qua hoạt động kiểm tra đánh giá lại thực trạng các hoạt động sản xuất, kinh doanh, lưu thông hàng hóa trong lĩnh vực vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, Đoàn sẽ đề xuất, kiến nghị với UBND tỉnh và ngành chức năng các giải pháp quản lý cho phù hợp.
Kiểm soát chặt tình trạng kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật để loại bỏ những cơ sở không đảm bảo sẽ góp phần làm cho nền nông nghiệp phát triển bền vững, không ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe. Mới đây Bộ NN&PTNT cũng đã loại bỏ thuốc BVTV chứa hoạt chất nguy hiểm ra khỏi danh mục được phép sử dụng. Từ danh mục này, các địa phương, đơn vị chức năng nắm bắt được tổng hoạt chất và tên thương phẩm của thuốc để tuyên truyền, hướng dẫn nông dân cách lựa chọn và sử dụng thuốc.
Theo đó, có 36 tên thương phẩm thuốc BVTV (gồm 34 tên thương phẩm thuốc BVTV đăng ký phòng trừ sâu hại cây trồng, 02 tên thương phẩm thuốc BVTV đăng ký phòng trừ chuột trên đồng ruộng) của gần 30 công ty đăng ký, đã bị loại bỏ ra khỏi Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam. Đặc biệt từ năm nay thuốc BVTV chứa hoạt chất 2.4 D và Paraquat chính thức không được phép nhập khẩu và kinh doanh, sử dụng. Cũng kể từ ngày 9-6-2020, các loại thuốc diệt cỏ có chứa hoạt chất Glyphosate sẽ không được phép sử dụng tại Việt Nam.
Ông Phùng Đình Chiều – Giám đốc HTX SXKDDVNN xã Vũ Lễ, huyện Kiến Xương: Đây là định hướng hoàn toàn đúng đắn. Tôi mong rằng các cấp, ngành cấm hoạt chất này không cho bà con sử dụng nữa. Nghiêm cấm các nhà sản xuất không được sản xuất các hoạt chất cấm.
Ông Trần Quốc Dương – Trưởng phòng Thanh tra Pháp chế, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật: Mong muốn bà con nông dân nghiêm túc thực hiện để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, các nông sản sau thu hoạch đảm bảo dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên đó thấp nhất và để ngưỡng an toàn đối với sức khỏe con người.
Giá trị của sự quản lý chặt chẽ hoạt động kinh doanh, sản xuất thuốc bảo vệ thực vật là một nền nông nghiệp sạch gắn liền với chất lượng sống của người dân và lợi nhuận kinh tế lớn. Về lâu dài nông dân cần hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc BVTV trong canh tác, áp dụng các quy trình canh tác hữu cơ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe cho con người, tiến đến nền nông nghiệp hữu cơ bền vững./.
Hoài Thu
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình thảo luận tại tổ 10 gồm: đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang, về dự án Luật Thuế...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Chiều 17.11, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...