Trong vài năm trở lại, nuôi tôm trong nhà bạt được nhiều nông dân trong tỉnh áp dụng. Trong đó, nhiều hộ nuôi ở huyện Thái Thụy áp dụng cho thấy hiệu quả cao hơn so với cách nuôi thông thường.
Anh Nguyễn Xuân Sứ, xã Thái Thượng, huyện Thái Thụy là một trong những chủ đầm nuôi tôm trong nhà bạt có diện tích nhiều nhất tại Thái Thượng với hơn 30.000 m2. Anh đã bước vào năm thứ tư áp dụng cách nuôi tôm trong nhà bạt.
Anh Sứ cho biết nuôi tôm trong nhà bạt có nhiều lợi thế về mùa đông nhưng chi phí đầu tư cao hơn so với nuôi tôm ngoài trời. Trong đó, đầu tư xây dựng nhà bạt, hệ thống quạt nước, máy sục khí phải đảm bảo cho tôm hô hấp. Mỗi ao khoảng 1.200 m2 bỏ chi phí hơn 200 triệu đồng.
Anh Sứ cho biết thêm: Năm nay, tôi áp dụng phương pháp mới tăng mật độ nuôi lên tới 200 con/m2 nhằm tăng sản lượng và hiệu quả kinh tế. Cách nuôi này đòi hỏi cách chăm sóc cũng cao hơn như về vệ sinh và môi trường phải chuẩn hơn chứ không bằng kinh nghiệm như trước.
Nuôi tôm trong nhà bạt bình quân mỗi năm nuôi được 3 đến 4 vụ. Nếu thuận lợi về giá cả và không bị dịch bệnh, bình quân mỗi vụ với 1 ao nuôi, trừ chi phí người nuôi lãi khoảng 200 triệu đến 250 triệu đồng. Từ ưu thế nuôi tôm trong nhà bạt mà nhiều nông dân trong xã Thái Thượng đã tiếp cận với cách nuôi này. Hiện nay, tại Thái Thượng có tới 30 hộ tham gia nuôi tôm nhà bạt với diện tích nuôi trồng khoảng 30 ha.
Ông Đỗ Khắc Bằng, Chủ tịch UBND xã Thái Thượng, huyện Thái Thụy cho biết: Năm nay, các hộ nuôi tôm đã vệ sinh đầm và tập trung nhiều nuôi tôm thẻ chân trắng, coi vụ Xuân - hè là vụ nuôi chính. Hiệu quả năm nuôi tôm trong nhà bạt rất cao, bình quân đạt 1 -1,5 tỷ đồng/ ha.
Tuy nhiên, nuôi tôm trong nhà bạt người nuôi cũng gặp những khó khăn riêng. Ngoài phụ thuộc vào giá cả, nuôi tôm trong nhà bạt cũng bị ảnh hưởng lớn từ nguồn nước, đặc biệt, là hướng quy hoạch tại địa phương.
Ông Lê Đức Bình là người nuôi tôm tại một cơ sở cung cấp giống ở xã Thái Thượng, huyện Thái Thụy cho biết: Khó khăn trong nuôi tôm hiện nay là nguồn nước. Nếu nguồn nước chưa đạt độ mặn cần thiết sẽ dẫn đến việc phát triển của con tôm, đặc biệt, nếu nguồn nước bị ô nhiễm sẽ làm tôm chết, thiệt hại về kinh tế.
Nuôi tôm trong nhà bạt thông thường người nuôi áp dụng nuôi thả với mật độ từ 100-120 con/m2. Tuy nhiên trong năm 2019, một số hộ nuôi tại xã Thái Thượng đang áp dụng phương pháp nuôi thả mới với mật độ cao hơn khoảng 200 con/m2. Trong khi đó, thời vụ khoảng 3 tháng cho vụ hoạch. Với cách nuôi này, thì sản lượng và giá trị sẽ gấp đôi so với cách nuôi cũ. Do vậy, nếu thành công, hướng nuôi này sẽ mang lại giá trị lớn cho người nuôi tôm trong nhà bạt tại Thái Thượng và có thể nhân rộng cho nhiều người nuôi tôm khác tại Thái Bình.
Khó khăn trong nuôi tôm tại Thái Thượng hiện nay là vốn đầu tư. Vì vậy, người nông dân rất mong được tăng thêm lượng cho vay ở các ngân hàng vì đầu tư nuôi tôm công nghệ cao chi phí bỏ ra rất lớn. Ngoài ra, người nông dân cũng rất cần được bồi dưỡng kiến thức thông qua các lớp tập huấn về nuôi tôm công nghệ cao theo phương pháp mới, nâng cao để tăng giá trị và sản lượng cho tôm.
Bùi Minh
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình thảo luận tại tổ 10 gồm: đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang, về dự án Luật Thuế...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Chiều 17.11, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...