Đạt “ rắn” là biệt hiệu mà người dân trong vùng đặt cho anh Tô Văn Đạt ở xã Đông Cường, huyện Đông Hưng, bởi anh người đầu tiên nuôi rắn trên địa bàn, dù mới được gần 2 năm nhưng đến thời điểm này, mô hình của anh Đạt đang hứa hẹn thu lãi đến trên 200 triệu đồng.
Đây là mô hình nuôi rắn của anh Tô Văn Đạt, xã Đông Cường, huyện Đông Hưng. Với 6 ô chuồng anh chia thành 2 khu, gồm khu nuôi rắn sinh sản và thương phẩm với mỗi chuồng rộng từ 3 - 5m2, trên có lót lượt rơm hoặc chăn giữ ẩm. Hiện tại mô hình này anh nuôi 600 con rắn hổ mang và rắn ráo trâu.
Anh Tô Văn Đạt cho biết: "Mình chọn con rắn trước tiên là yêu thích, đem lại cho mình cái mới hơn và hiệu quả cao hơn so với con vật khác nên mình chọn nuôi rắn".
Ông Tô Văn Vân, bố của anh Tô Văn Đạt: Hiệu quả chăn nuôi rắn ráo trâu và hổ mang so với các con vật khác gấp 4 -5 lần mà thấy dễ chăm sóc và dễ theo dõi hơn.
Nếu như các mô hình khác lựa chọn nuôi rắn hổ mang và rắn hổ trâu bằng ếch nhái và chuột thì anh Đạt lại tận dụng gà con để làm thức ăn cho rắn.
Anh Tô Văn Đạt: "Dùng con mồi chết thì dễ kiếm hơn, dòng gà con bị hở rốn bán trên thị trường lượng đạm cũng tương đương với con cóc con ngoé, con hổ trâu và con hổ mang lượng ăn thì tương đương nhau. Con hổ trâu ăn vào buổi sáng từ 8-10h sáng, con hổ mang ăn 13h chiều đến 18h".
Mới áp dụng mô hình từ năm 2017 nhưng sau một thời gian chăm sóc, đến nay mỗi con rắn của anh nặng trên 1 kg. Theo giá bán thị trường bây giờ mỗi kg thịt bán 600-700 nghìn đồng/kg.
Không chỉ có vậy, anh Đạt cũng tự mày mò phối giống và ấp trứng rắn theo kỹ thuật được đăng trên mạng để nhân giống trong thời gian tới.
Anh Phạm Trọng Tự - người dân xã Đông Cường: "Anh Tô Văn Đạt là một thanh niên trẻ nhưng đã mạnh dạn phát triển kinh tế ngay tại quê hương, đặc biệt là anh đã mạnh dạn nuôi con rắn, tuy là mới nhưng cũng thấy phát triển".
Nuôi rắn hổ mang, rắn ráo trâu là một công việc mới nghe thôi đã khiến nhiều người rùng mình thế nhưng bằng sự quyết tâm của mình mà gia đình anh Tô Văn Đạt đã chinh phục được loài động vật hoang dã này. Dù mới đưa vào chăn nuôi được gần 2 năm nhưng đã thấy hiệu quả rõ rệt. Khoảng 1 đến 2 tháng nữa, từ mô hình này cho gia đình anh Đạt thu lãi trên 200 triệu đồng.
Mới có 35 tuổi nhưng nhờ sự kiên trì với nghề nuôi rắn, và chịu khó học hỏi kinh nghiệm, mô hình đã và đang cho anh Đạt một hiệu quả rất cao. Và đây là mô hình đang có triển vọng tiềm năng phát triển trong thời gian tới để nhiều hộ trong vùng học tập.
Thu Thuỷ ( Đài PT – TH Đông Hưng)
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình thảo luận tại tổ 10 gồm: đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang, về dự án Luật Thuế...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Chiều 17.11, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...