Hiệu quả của máy phối trộn thức ăn

Chủ nhật, 27/01/2019 | 15:18:47
1,363 lượt xem

Một nghịch lý luôn xảy ra trong ngành chăn nuôi là chi phí đầu vào thì cao còn đầu ra giá cả lại khá bấp bênh, thậm chí là rất thấp. Làm gì để giảm thiểu chi phí đầu vào?

Trong năm 2018, vợ chồng ông Lê Văn Tắc, xã Vũ Đoài, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình đã nuôi gà bằng thức ăn viên do gia đình sản xuất. Với 700 con gà ri lai, nuôi trong 4 tháng, vợ chồng ông Tắc có lãi hơn 40 triệu đồng. Điều đáng nói là gà được nuôi bằng thức ăn có phối trộn với một số loại cây thảo dược nên phòng được nhiều bệnh cho gà, mà không phải sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc kích thích, từ đó, chất lượng thịt được đảm bảo.

Ông Lê Văn Tắc- Xã Vũ Đoài, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình: "Loại thịt gà này thơm ngon, bán ra thị trường, giá tăng so với thị trường 10%”









Bà Đặng Thị Liên- Xã Vũ Đoài, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình:  "Nuôi gà từ việc sản xuất thức ăn tự chế đã giú gà  phòng bệnh từ xa, gà khỏe, thịt ngon đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng muốn sản phẩm sạch





Tận dụng các loại cây, rau, củ quả có sẵn tại địa phương, người chăn nuôi đã được Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình hướng dẫn thông qua các lớp tập huấn và xây dựng mô hình điểm cụ thể. Trung tâm Khuyến nông tỉnh cũng hỗ trợ tiền mua máy và cử cán bộ hướng dẫn cách phối trộn thức ăn chăn nuôi.

Tỷ lệ phối trộn được hướng dẫn với lượng sản phẩm tinh bột như thóc, gạo, ngô, khoai, sắn… chiếm tỷ trọng lớn, còn các loại cây thảo dược như nghệ, tỏi, đinh lăng, cây phèn len chiếm tỷ lệ nhất định…Tất cả đều được xay nhuyễn, hoặc cắt nhỏ trước khi cho vào máy phối trộn. Nhiều hộ nông dân đã áp dụng và thấy được hiệu quả từ cách làm này.

Ông Hoàng Tiến Mạnh-Xã Tân Phong, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình: "Tôi so sánh nuôi thức ăn tự sản xuất với thức ăn mua ngoài thì con lợn phát triển như nhau. Trong khi đó, thức ăn do nhà tự sản xuất được tận dụng nguồn phụ phẩm nông nghiệp tại địa phương, do đó, chi phí đầu vào thấp




Trong 3 năm trở lại đây, các hộ chăn nuôi  theo hướng sử dụng máy phối trộn thức đã nhận thấy những ưu điểm của cách làm này là đầu ra ổn định, thịt thương phẩm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Mặt khác, việc sử dụng thức ăn chăn nuôi tự sản xuất nằm trong chuỗi chăn nuôi an toàn sinh học, giảm chi phí đầu vào, quản lý  được chất lượng thức ăn. Mục đích không sử dụng kháng sinh, chất kích thích, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng.

Ông Lưu Sỹ Đoán- Xã Hồng Thái, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình:  "Cho lợn ăn thức ăn phối trộn bằng thảo dược do mình sản xuất tránh được bệnh tiêu chảy ở lợn, chất lượng thịt an toàn…"





Sản xuất thức ăn phối trộn tại hộ chăn nuôi đang ngày càng được nhân rộng ở các địa phương tại Thái Bình. Cách làm này không chỉ áp dụng với mô hình gia trại mà còn áp dụng cho các mô hình chăn nuôi trang trại, từ đó, nguồn thịt thương phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, ngành chăn nuôi phát triển theo hướng bền vững.

Bùi Minh

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận tại Tổ về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận tại Tổ về các dự án Luật

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình thảo luận tại tổ 10 gồm: đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang, về dự án Luật Thuế...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...