Nông sản nhập khẩu “đội lốt” hàng Việt: Cần xử lý mạnh tay

Thứ 6, 16/11/2018 | 21:00:44
744 lượt xem

Trước hiện tượng nông sản nhập khẩu “đội lốt” hàng Việt diễn biến phức tạp, Bộ Công Thương đã đưa ra các giải pháp nhằm kiểm soát tình trạng này.

Nhiều tấn khoai tây Trung Quốc được nhập về Đà Lạt.

Mạo danh hàng Việt để lừa người tiêu dùng

Thời gian qua xuất hiện tình trạng một số nông sản, thủy sản không rõ xuất xứ được bày bán trên thị trường dưới tên gọi của sản phẩm cùng loại Việt Nam như nho Ninh Thuận, khoai tây Đà Lạt, cá tầm Sa Pa…

Hành vi gian lận này tuy chưa phổ biến nhưng cũng đã phần nào làm giảm uy tín của sản phẩm Việt Nam và ảnh hưởng tới lòng tin của người tiêu dùng. Đặc biệt, người sản xuất và doanh nghiệp chế biến nông sản trong nước vô cùng “điêu đứng”, bị thiệt hại nặng nề khi sản phẩm do chính mình làm ra lại bị lép vế, khó cạnh tranh trước các sản phẩm nông sản mạo danh.

Nhiều chủ đại lý tại một số chợ đầu mối ở Hà Nội cho biết, hoa quả Trung Quốc tại chợ chiếm đa số khiến hoa quả Việt gặp rất nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ. Đặc biệt, hoa quả Trung Quốc có thể dễ dàng được dán nhãn hoặc được quảng cáo là hoa quả của bất kỳ thương hiệu nào, thậm chí là hoa quả nhập khẩu của bất kỳ quốc gia nào một cách tinh vi mà người tiêu dùng khó có thể nhận biết.

Phía các chuyên gia thị trường cũng nhận định, sở dĩ có hiện tượng này là do chuỗi sản xuất, phân phối nông sản của Việt Nam còn rất lỏng lẻo, biện pháp phòng vệ thương mại còn rất kém. Việc mua bán bằng tiền mặt, thanh toán qua các trung gian, đường đi của hàng hóa lòng vòng qua rất nhiều khâu, nhiều công đoạn mà không được quản lý. Mã số, mã vạch, QR Code…mới chỉ là bắt đầu nên không thể kiểm soát được hết nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm hàng hóa nông sản.

Nguyên nhân khác khiến nông sản Việt Nam dễ dàng bị mất thương hiệu ngay chính trên “sân nhà”, theo giới chuyên gia là do vấn đề sản xuất ở nước ta còn manh mún, nhỏ lẻ quy mô còn ít. Trong đó, kỷ luật thị trường về nông sản còn rất lỏng lẻo khi bản thân người nông dân không thể tổ chức được thị trường tiêu thụ nông sản hàng hóa.

Đặc biệt, sản xuất nông sản chưa xây dựng được chuỗi liên kết giữa sản xuất và phân phối nội địa cũng như xuất khẩu. Nhiều thương hiệu nông sản lại đang tự hại nhau khiến thương hiệu Việt không thể có chỗ đứng tại thị trường trong nước, nhà cung cấp muốn vào siêu thị lại bị ép giá, chiếm dụng vốn nên việc tiếp cận với người tiêu dùng càng khó khăn.

Cần sự vào cuộc của nhiều Bộ, ngành

Trước hiện tượng nông sản nhập khẩu “đội lốt” hàng Việt có diễn biến phức tạp, Bộ Công Thương đã có đề nghị gửi Văn phòng Chính phủ phân tích, đánh giá cũng như đưa ra một số giải pháp nhằm kiểm soát tình trạng này.

Theo phân tích của Bộ Công Thương, nguyên nhân dẫn đến tình trạng nông sản không rõ xuất xứ “đội lốt” hàng Việt Nam thứ nhất là bởi các quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa không yêu cầu thương nhân phải ghi nhãn hàng hóa đối với nông sản và thủy sản bán trực tiếp cho người tiêu dùng. 

Theo vov.vn

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận tại Tổ về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận tại Tổ về các dự án Luật

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình thảo luận tại tổ 10 gồm: đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang, về dự án Luật Thuế...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...