Hiệu quả của hỗ trợ cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp

Thứ 6, 03/08/2018 | 08:39:55
795 lượt xem

​Vẫn mảnh đất ấy, vẫn người nông dân ấy nhưng hiện nay hiệu quả sản xuất nông nghiệp của tỉnh Thái Bình khác rất nhiều so với thời điểm cách đây 10 năm. Đã có sự thay đổi về tư duy sản xuất nông nghiệp của người nông dân. Chúng ta không còn bắt gặp hình ảnh: con trâu đi trước, cái cày đi sau mà thay vào đó là những công nhân trên đồng ruộng. Đó là thành quả của phát triển sản xuất, khi cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp được tỉnh Thái Bình quan tâm đầu tư.

Hiện nay nhiều nơi đang phải đối mặt với thiếu lao động mùa vụ, bởi nhiều người trẻ đã đi làm công ty hoặc thoát ly khỏi địa phương. Nhưng ở Thái Bình vẫn có nhiều nông dân, thậm chí còn rất trẻ đã tích tụ trên 10ha chỉ để trồng lúa. Để giải bài toán thiếu lao động mùa vụ và mang lại hiệu quả kinh tế, họ đã được áp dụng phương thức mạ khay cấy máy. Không những cấy cho gia đình, họ còn cấy cho nhiều nông dân khác trong tỉnh.

 Anh Nguyễn Văn Kiên - Xã Tân Phong (Vũ Thư): Với diện tích này nếu thuê cấy thủ công phải mất một tuần với 10 người làm. Nhưng khi chuyển sang cấy bằng máy thì chỉ cần 2 người mà chỉ cấy trong vòng 3 đến 4 ngày là xong.

 

  Chị Nguyễn Thị Lanh - Xã Bình Minh (Kiến Xương): Khi tích tụ vào được một vùng và đưa các máy móc vào sản xuất thì chi phí đầu vào giảm đi, tăng thu nhập cho người nông dân.

 

Từ năm 2008 đến năm 2017, tỉnh Thái Bình đã hỗ trợ mua trên 2.200 máy các loại như máy gặt đập liên hợp, máy gặt rải hàng, máy làm đất, máy gieo đậu tương và 23 kho lạnh với tổng số tiền tỉnh hỗ trợ 184 tỷ đồng. Đến nay, tỷ lệ cơ giới hóa: khâu làm đất và tưới tiêu đạt 100%, khâu thu hoạch đạt 80%. Việc đẩy mạnh cơ giới hóa đã làm giảm đáng kể giá thành sản xuất và giải quyết được tình trạng thiếu lao động vào thời điểm có tính mùa vụ cao, tạo quỹ đất cho sản xuất vụ Hè Thu và vụ Đông.

Bên cạnh đó, người nông dân đã áp dụng các biện pháp canh tác cải tiến vào trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản. Mang lại giá trị kinh tế cao.

  Ông Nguyễn Văn Bốn - Xã Thái Thượng (Thái Thụy): Việc áp dụng nuôi tôm trong nhà bạt có thể tránh được những bất lợi của thời tiết, tôm có thể nuôi được qua đông nên bán được giá, giá trị cao gấp nhiều lần. Ở Thái Bình đã có những người nuôi tôm đạt sản lượng hơn 100 tấn/ha/năm.

Việc cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp được quan tâm đầu tư và huy động được vốn đầu tư của nhân dân. Để tăng hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, trong thời gian tới tỉnh Thái Bình cần tiếp tục có những chính sách hỗ trợ và động viên người dân tích cực áp dụng đồng bộ cơ giới hóa, khoa học kỹ thuật trong sản xuất. Từ đó giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng hiệu quả kinh tế cho người nông dân./.

  • Từ khóa
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII

Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...