Giá lợn hơi trong nước biến động giảm trong quý I/2018 nhưng đã tăng trở lại trong tháng 4 và tháng 5/2018. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều gia trại và trang trại tại Thái Bình vẫn chưa mạnh dạn tăng đàn trở lại hoặc tăng đàn vẫn có nhiều lo lắng. Vậy muốn tăng đàn lợn, người dân cần chú ý đến vấn đề gì, để có câu trả lời, phóng viên Thaibinhtv.vn có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Bến- Phó Chi Cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thái Bình.
Câu 1 Thực trạng chăn nuôi lợn hiện nay?
Lợn và đối tượng vật nuôi chủ lực trong thực hiện tái cơ cấu chăn nuôi của tỉnh. Chăn nuôi lợn luôn chiếm chủ yếu về sản lượng, từ 75-76% tổng sản lượng thịt sản xuất trong tỉnh. Theo số liệu 01/4/2018 của Cục Thống kê tỉnh, đàn lợn có 968.194 con (bằng 94,01% so cùng kỳ), trong đó đàn lợn nái có 193.740 con (bằng 96,72% so cùng kỳ), đàn lợn thịt có 773.023 con (bằng 93,34% so cùng kỳ); sản lượng thịt lợn hơi trên 95 ngàn tấn;
Trong thời gian qua, giá bán sản phẩm chăn nuôi lợn biến động rất mạnh, giá giảm thấp kéo dài từ cuối năm 2016 đến tháng 3/2018, và tăng nhanh từ tháng 4/2018 đến nay, nếu so cùng thời điểm này năm ngoái thì giá bán lợn thịt hơi hiện tại đang tăng gấp 2 lần (hiện nay, giá bán thịt lợn siêu loại 1 trong tỉnh phổ biến ở mức 52 - 54 ngàn đồng/kg, giá con giống lợn ngoại 1,2 -1,25 triệu đồng/con). Nhìn chung, người chăn nuôi lợn phấn khởi, mỗi con lợn hiện nay đang cho lãi trên 1 triệu đồng, tuy nhiên người luôn lợn trong tỉnh đang rất thận trọng, không dám mạnh dạn tái đàn vì sợ rủi ro về giá cả, bởi việc tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi lợn chưa thông qua hợp đồng đảm bảo lâu dài, bền vững.
Thực tế chăn nuôi của Thái Bình hiện nay vẫn còn nhiều nông hộ chăn nuôi, quy mô nhỏ, phân bố trong khu dân cư; sản phẩm chăn nuôi chưa đồng nhất, chưa tập trung về khối lượng, giá thành sản xuất còn cao và sức cạnh tranh sản phẩm còn yếu. Bên cạnh đó việc tổ chức sản xuất chăn nuôi theo chuỗi hiện nay tại Thái Bình chưa thật chặt chẽ và đạt hiệu quả. Trừ một số trang trại chăn nuôi gia công, liên kết với các doanh nghiệp như C.P, Japfa comfeed,... có đầu ra ổn định, có một số hộ chăn nuôi liên kết với nhau theo hình thức HTX, THT chăn nuôi nhưng mới ở giai đoạn đầu, hoạt động chưa thật sự gắn kết và hiệu quả.
Để khuyến khích và phát triển việc sản xuất chăn nuôi theo chuỗi đạt hiệu quả, với chức năng, nhiệm vụ được giao chúng tôi đang và sẽ tiếp tục tham mưu tổ chức thực hiện tốt 5 Đề án trong lĩnh vực chăn nuôi đã được UBND tỉnh phê duyệt, gồm: Đề án nâng cao năng lực, chủ động kiểm soát dịch bệnh, Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp; Đề án Tái cơ cấu giống gia súc trong chăn nuôi nông hộ, đề án xây dựng cơ sở ATBD đối với lợn để hướng tới xuất khẩu và đề án xây dựng và phát triển chuỗi liên kết trong chăn nuôi tại các địa phương trong tỉnh.
Câu 2. Dự báo của ngành về chăn nuôi lợn từ nay đến cuối năm?
Theo nhận định của ngành và các chuyên gia trong lĩnh vực chăn nuôi thì chăn nuôi lợn hiện nay có nhiều khởi sắc; khả quan hơn năm 2017, nhiều dự báo cho rằng giá bán lợn thịt hơi từ nay đến cuối năm sẽ vẫn ở ngưỡng có lợi cho người chăn nuôi, tuy nhiên, việc tăng giá lợn hiện nay chỉ mang tính thời điểm, không có nhiều yếu tố để khẳng định sự ổn định, lâu dài.
Câu 3: Khuyến cáo của ngành khi người dân chủ động tăng đàn?
Từ thực tế chăn nuôi của tỉnh và của cả nước, trước những dự báo khó khăn, thách thức trong chăn nuôi hiện nay, chúng tôi khuyến cáo với bà con chăn nuôi, nhất là đối với các hộ chăn nuôi lợn tiếp tục thực hiện đúng sự chỉ đạo về thực hiện tái đàn, không tái đàn ồ ạt, chạy theo phong trào đám đông, nhất là đối vói các trang trại, cơ sở chưa chủ động được hoàn toàn con giống nuôi thịt. Bà con nên tập trung chăn nuôi tốt với quy mô đàn hiện có, chú trọng tổ chức lại sản xuất chăn nuôi, lựa chọn, chuyển đổi sang chăn nuôi con giống có chất lượng để nâng cao năng xuất sinh sản, để nâng cao hệ số quay vòng trong chăn nuôi, tăng trọng lượng xuất chuồng. Đối với các nông hộ chăn nuôi lợn nên nuôi lợn nái lai (lai từ mẹ Móng cái và bố là lợn đực giống Yorkshire hoặc Landrace thuần) để sản xuất con lai 3/4 hoặc 7/8 máu ngoại trở lên dùng nuôi thịt, phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ nội tỉnh. Đối với các nông hộ nuôi lợn nái Móng cái, ngoài việc lựa chọn con nái móng cái thuần cần phải thực hiện tốt công thức lai (nên phối giống với lợn đực giống Yorkshire thuần) để có lợn sữa chất lượng, đạt cả về mẫu mã ngoại hình, phục vụ cho xuất khẩu thịt lợn sữa ra nước ngoài. Cùng với việc lựa chọn, tuân thủ các quy tắc về giống, bà con cần áp dụng và thực hiện tốt quy trình chăn nuôi an toàn sinh học, quy trình VietGAHP, chú trọng công tác vệ sinh thú y, đảm bảo an toàn dịch bệnh, tạo sản phẩm ATTP, gắn với công tác bảo vệ môi trường và thực hiện liên kết chăn nuôi bền vững. Thực hiện các nội dung trên cũng là phù hợp với nội dung cơ bản về quy định điều kiện đối với chăn nuôi trong Dự thảo Luật chăn nuôi, dự kiến sẽ trình Quốc hội xem xét trong thời gian tới.
Cảm ơn bà đã tham gia cuộc trao đổi này!
Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra từ ngày 10/12 đến ngày...
Việc giải quyết KỊP THỜI những ý kiến, kiến nghị của cử Không những giúp...
Từ 1/7 vừa qua, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...