Hiện nay, ở các vùng quê phong trào xây dựng nông thôn mới đã đi vào cuộc sống. Nó không chỉ đem đến cho những làng quê một diện mạo mới, một sức sống mới mà còn đang dần tạo nên thế hệ nông dân mới. Đó là những con người có tư duy mới, nhận thức mới, cách làm mới để mang lại thu nhập mới. Thaibinhtv.vn giới thiệu với QV&CB người nông dân như thế. Đó là anh Trần Xuân Tâm ở thôn Tân Hà, xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà – người tiên phong trong việc trồng dưa lưới công nghệ cao ở Thái Bình.
Vụ thứ 3 anh Trần Xuân Tâm ở thôn Tân Hà, xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà đưa giống dưa Chu Phấn vỏ xanh ruột cam vào trồng. Đây cũng là vụ dưa thành công nhất với anh. Trên diện tích 430 m2, anh Tâm thu về hơn 1 tấn quả. Với giá bán trung bình 60.000 đ/kg, trừ các khoản chi phí anh bỏ túi 30 triệu đồng - số tiền không nhỏ với nông dân sau 3 tháng gieo trồng.
Anh Trần Xuân Tâm - Xã Tân Lễ: Thị trường tiêu thụ dưa lưới của bên mình chủ yếu là các chuỗi cửa hàng sạch ở Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh. Để trồng dưa ngày càng đạt hiệu quả kinh tế cao thì mình vẫn không ngừng cập nhật những công nghệ mới, đưa những giống mới, khỏe, sạch bệnh về trồng để nâng cao chất lượng sản phẩm.
Ngay từ ngày đầu trở về quê lập nghiệp, anh Tâm xác định, đã làm nông nghiệp trong thời đại hiện nay thì không thể có tư duy làm chơi ăn thật mà phải có bài bản, khoa học. Trên thửa ruộng quanh năm 2 vụ lúa, anh đầu tư xây dựng nhà màng chuyển sang trồng dưa lưới theo hướng công nghệ cao. Vườn dưa áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt theo công nghệ Israel. Đây là hệ thống tưới nước tự động, phân bón được hòa sẵn trong nước giúp giảm chi phí nhân công. Đặc biệt quản lý được dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Cách tưới này cũng giúp chất dinh dưỡng và lượng nước cung cấp cho cây đến tận gốc, đáp ứng tốt từng giai đoạn sinh trưởng của cây.
Anh Tâm chia sẻ: Đầu tư nông nghiệp công nghệ cao chi phí ban đầu rất là lớn, khoảng 250.000 đ/m2. Bù lại thời gian sử dụng hệ thống nhà kính, hệ thống tưới nhỏ giọt được rất là lâu và mang lại hiệu quả kinh tế rất là cao. Áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nên việc trồng dưa của gia đình anh Tâm có nhiều thuận lợi.
Chị Đào Thị Huyền - Vợ anh Tâm: Bình thường trồng dưa theo phương pháp truyền thống chỉ được 2 vụ 1 năm thì trồng trong nhà lưới được 3 vụ. Mặt khác dưa lưới là cây trồng khó tính, trồng ngoài trời rất dễ bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết và sâu bệnh rất nhiều. Thế nhưng trồng trong nhà lưới hạn chế được tất cả các nhược điểm trên.
Dưa lưới được trồng nhiều ở các tỉnh miền Nam còn với nông dân miền Bắc thì đây vẫn là cây trồng còn khá mới. Vậy nên thị trường tiêu thụ sản phẩm rất thuận tiện. Số lượng sản phẩm làm ra chưa đủ đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Hiện tại gia đình anh Tâm mở rộng thêm 1.500 m² để trồng dưa lưới. Có một điều đặc biệt là anh không xuống giống dưa cùng 1 lúc. Với 3 khu nhà lưới, anh trồng gối vụ nhau. Bởi thế trang trại luôn có sản phẩm cung cấp cho thị trường.
Mỗi cây dưa lưới từ khi trồng đến khi ra quả đạt 1,5kg để thu hoạch mất khoảng 3 tháng chăm sóc. Một cây có thể ra khoảng 4 - 5 quả nhưng để quả đạt chất lượng cao thì mỗi cây anh Tâm chỉ để còn duy nhất 1 quả. Để kiểm soát tốt dinh dưỡng cho cây, anh cũng đầu tư dụng cụ thử các chỉ số về đất, độ nước, độ ngọt của dưa. Nhờ áp dụng các biện pháp kỹ thuật vào quá trình sản xuất vườn dưa trong nhà lưới sinh trưởng tốt, tỷ lệ đậu quả cao trên 70%, tổng sản lượng ước đạt 5 tấn/vụ.
Ông Hà Đăng Tưởng - Phó GĐ HTX SXKD DVNN xã Tân Lễ: Mô hình trồng dưa lưới của gia đình anh Tâm chị Huyền là mô hình đầu tiên của xã ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất. Qua theo dõi mô hình thu được những thành công, tạo ra sản phẩm sạch cung cấp cho thị trường. Chúng tôi sẽ tổ chức cho bà con nông dân trong xã đến thăm quan học tập mô hình để cùng phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.
Thời gian qua đã có không ít nông dân trong và ngoài xã đến thăm quan mô hình và học tập cách làm nông nghiệp công nghệ cao của vợ chồng anh Tâm. Vợ chồng anh sẵn sàng hỗ trợ về mặt kỹ thuật và kết nối với các siêu thị để đảm bảo đầu ra sản phẩm cho những ai có tâm huyết muốn đầu tư theo mô hình này.
Ông Trần Văn Đọc - Xã Tân Lễ: Chúng tôi làm ăn thuần nông, mô hình này làm hiệu quả. Bản thân muốn làm sao nhân rộng được mô hình này. Kỹ thuật thì chỗ anh Tâm giúp đỡ được rồi nhưng khó khăn nhất bây giờ là kinh phí. Đề nghị các cấp hỗ trợ về vốn đề các gia đình có điều kiện muốn phát triển tạo điều kiện nâng cao thu nhập.
Quyết tâm mới, tu duy mới đã giúp nhà nông trẻ Trần Xuân Tâm gặt hái được những quả ngọt. Và công cuộc xây dựng nông thôn mới rất cần những nông dân như thế. Chính họ sẽ làm thay đổi cách nghĩ, cách làm nông nghiệp của bà con nông dân, mở ra hướng đi mới để nhân dân làm giàu trên đồng đất quê hương và góp phần đưa Thái Bình sớm trở thành tỉnh nông thôn mới.
Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra từ ngày 10/12 đến ngày...
Việc giải quyết KỊP THỜI những ý kiến, kiến nghị của cử Không những giúp...
Từ 1/7 vừa qua, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...