Phòng chống nóng cho tôm

Thứ 3, 29/05/2018 | 17:32:03
586 lượt xem

Nắng nóng làm nhiệt độ nước tăng cao, tăng quá trình phân hủy vật chất hữu cơ, sinh ra nhiều khí độc dưới tầng đáy, làm tăng nguy cơ nhiễm độc của thủy sản nuôi khi di chuyển xuống đáy tránh nắng. Đồng thời, khi trời nắng nóng, hàm lượng dinh dưỡng trong ao nhiều, tạo điều kiện cho các loài tảo độc phát triển như tảo lam, tảo giáp, khi phát triển mạnh sẽ tiết ra độc tố và khi tàn lụi gây thiếu ôxy, ô nhiễm nước ao, làm thủy sản yếu dễ nhiễm các mầm bệnh và gây chết. Sau đây, kỹ sư Nguyễn Thị Phương- Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Thái Bình sẽ hướng dẫn cách chăm sóc, nuôi dưỡng tôm mùa nắng nóng.

Chuẩn bị ao, đầm

Đối với những ao đầm nuôi quảng canh diện tích rộng, cần gia cố bờ, cống chắc chắn, nhằm giảm lượng nước rò rỉ. Cần đào các mương trong ao, đầm, để khi trời nắng nóng tôm sẽ di chuyển xuống tránh nóng.

Ao đầm nên được tẩy dọn sạch sẽ, rải vôi tập trung nhiều ở các mương;

  Đối với ao nuôi tôm bán thâm canh hoặc thâm canh, cần nạo vét hết lớp mùn bã hữu cơ lắng đọng từ vụ trước trong ao, san đáy bằng phẳng hoặc lót bạt đáy và gia cố bờ ao, cống chắc chắn. Nên thiết kế ao lắng có độ sâu lớn (2 - 3 m) trữ nước mát cấp cho ao tôm trong những ngày nắng nóng. Bố trí hệ thống quạt khí phù hợp đảm bảo cung cấp đủ ô xy cho tôm nuôi trong ao.

Duy trì mức nước trong ao từ 1,2 – 1,5 m.

Thả giống

Trước khi thả giống cần gây màu nước cho ao đảm bảo độ trong của nước ao từ 30 – 40cm, hạn chế ánh sáng mặt trời chiếu xuyên xuống đáy làm tăng nhiệt độ nước đồng thời làm cho tảo đáy phát triển.

Để tăng sức chống chịu của tôm, nên chọn thả tôm cỡ lớn. Tôm nên thả nuôi trong ao với mật độ vừa phải (theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn); Khi thả giống nên chọn thời điểm nhiệt độ hạ (như buổi sáng sớm hoặc chiều tối).

Chăm sóc, quản lý

- Định kỳ 10 ngày/lần bổ sung vitamin C vào khẩu phẩn ăn cho tôm để tăng sức đề kháng;

- Thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường để xử lý ổn định môi trường ao nuôi đảm bảo độ trong đạt 30-40 cm. mức nước đảm bảo 1,2 – 1,5m

- Ở nhiệt độ bình thường nên cho tôm ăn đúng liều lượng phù hợp sức ăn, tránh dư thừa thức ăn; khi trời nắng nóng tôm sẽ giảm ăn, do vậy chỉ cho tôm ăn bằng 70 - 80% lượng thức ăn hằng ngày.

- Khi trời nắng nóng nên dùng lưới đen căng phía trên mặt ao để hạn chế bức xạ của ánh sáng mặt trời, giảm tăng nhiệt độ nước ao, tránh gây sốc cho tôm. Cần tăng cường sục khí trong ao để cung cấp đủ ôxy cho tôm ở mọi tầng nước.

- Thời tiết nắng nóng, trời ít mưa, nước bốc hơi, bờ ao rò rỉ làm ao cạn nước. Do vậy cần bổ sung nước mát (ở tầng đáy) của ao lắng vào ao nuôi để duy trì độ sâu và giảm độ mặn nước ao.

- Hạn chế bắt kiểm tra tôm vào lúc nắng nóng. Định kỳ xiphông nền đáy ao nhằm giảm lượng mùn bã hữu cơ trong ao, hạn chế sinh ra các chất độc ở đáy ao ảnh hưởng đến tôm nuôi.

Thu hoạch

  Khi thu hoạch tôm đạt kích cỡ thương phẩm cần thu hoạch vào buổi sáng hoặc lúc chiều mát; nên thu hoạch trong thời gian ngắn để giảm hao hụt.

  • Từ khóa
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII

Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...