Hiện nay, tại Thái Bình, kinh tế trang trại, gia trại đóng góp phần lớn trong thu nhập chung tại các địa phương. Một trong số các biện pháp giúp ngành chăn nuôi phát triển theo hướng bền vững là chăn nuôi an toàn.
Khu vực chăn nuôi của nhiều hộ dân tại xã Dân Chủ của huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình giờ đây đã có vùng khử trùng trước khu vực chăn nuôi. Trang trại có gần 200 con vịt trong khu chuồng của gia đình ông Trần Văn Bình, năm 2015, đàn gia cầm của ông đã bị dịch bệnh. Kết quả phải tiêu hủy toàn bộ, tổn thất nặng nề đến kinh tế gia đình.
Ông Trần Văn Bình- Xã Dân Chủ (Hưng Hà) : Năm 2015, do sơ xuất tôi không tiêm một loại vắc-xin cho gia cầm, do vậy, gia cầm của tôi bị bệnh. Rút kinh nghiệm, năm nay, tôi tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin cho gia cầm.
Trại chăn nuôi gà gia đình chị Hoàng Thị Thỏa, xã Quỳnh Khê (Quỳnh Phụ), trại này được công nhận an toàn dịch bệnh vào năm 2015. Đây là năm mà tỉnh Thái Bình và cả nước đang bùng phát một số ổ dịch cúm gia cầm. Ngay từ đầu khi xây dựng mô hình trang trại, gia đình chị tìm hiểu về cách chăn nuôi an toàn. Hiện nay, gia đình chị nuôi 6.000 con gà, trong đó có 2.000 gà đẻ. Gia đình chị đã áp dụng mô hình chăn nuôi theo hướng Vietgap, nuôi có vùng đệm lót, tuân thủ quy trình tiêm thuốc phòng bệnh, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ. Chính vì vậy, tỷ lệ ấp nở trứng tại trang trại được cấp chứng nhận an toàn, còn lượng gà mái luôn đạt tỷ lệ nở cao, con giống có chất lượng đồng đều.
Chị Hoàng Thị Thỏa - Xã Quỳnh Khê (Quỳnh Phụ): Để tỷ lệ gà nở đồng đều, chúng tôi loại bỏ những quả trứng to hay nhỏ quá. Cho ăn điều độ và bố trí khu đẻ ngăn nắp thì gà sẽ đẻ trứng đều và ít bị hư hỏng trong mùa nắng nóng.
Tại các xã nông thôn mới, chính quyền địa phương xác định nâng cao thu nhập cho người dân là góp phần giữ vững và phát huy hiệu quả của các tiêu chí đạt được. Mỗi địa phương có cách làm riêng, trong đó, nhiều địa phương đưa mục tiêu phát triển kinh tế chăn nuôi chiếm tỷ trọng lớn trong việc kinh tế tại địa phương.
Hiện nay, phát triển theo hướng hàng hóa, xã Quỳnh Hội, huyện Quỳnh Phụ có hơn 100 trang trại và gia trại, trong đó, mô hình trang trại đủ tiêu chí quy định của UBND huyện và tỉnh là 28. Các mô hình phát triển theo hướng chăn nuôi tổng hợp vườn ao chuồng, một số trang trại chỉ nuôi lợn nái ngoại. Để tránh dịch bệnh, các trang trại đều có ý thức áp dụng biện pháp chăn nuôi theo hướng khoa học để đảm bảo hiệu quả sản xuất. Với các trang trại chuyên nuôi lợn nái ngoại, người chăn nuôi đã thiết kế chuồng vững chắc, thoáng mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông, đặc biệt, khu chuồng trại luôn đảm bảo vệ sinh. Ngoài ra, người chăn nuôi tại Quỳnh Hội cũng tự học hỏi việc chăn nuôi, trồng trọt theo hướng đảm bảo an toàn theo hướng Viêtgap hướng tới chăn nuôi an toàn, bền vững.
Ông Nguyễn Xuân Trường - Chủ tịch UBND xã Quỳnh Hội (Quỳnh Phụ): Xác định phát triển kinh tế trang trại, gia trại là chiểm tỷ trọng cao tại địa phương. Chúng tôi xây dựng cơ cấu 40% là trồng trọt, còn chăn nuôi chiếm 60%.
Không chỉ tại xã Quỳnh Hội mà tại nhiều địa phương khác trong tỉnh Thái Bình, ngành kinh tế chăn nuôi đang chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu kinh tế địa phương. Mặc dù giá cả hiện chưa đáp ứng với kỳ vọng của người chăn nuôi nhưng việc xác định hướng chăn nuôi an toàn để giảm chi phí, bảo đảm thành quả lao động chính là hướng đi bền vững của người chăn nuôi. Khi sản phẩm sản xuất an toàn thì việc tìm đầu ra cho sản phẩm sẽ gặp thuận lợi hơn.
Trang trại nuôi lợn của vợ chồng anh Đỗ Văn Trưởng, chị Nguyễn Thi Nga, xã Tân Lập, huyện Vũ Thư rộng chừng 5 mẫu. Quy mô nuôi 2.000 con lợn gồm lợn thương phẩm, lợn nái. Tuy vậy, khi đến trang trại lại không thấy mùi hơi. Cách làm của trang trại là áp dụng các tiến bộ khoa học trong chăn nuôi để không gây ô nhiễm môi trường xung quanh và đảm bảo đàn lợn luôn sạch bệnh.
Ngành chăn nuôi phát triển chăn nuôi tập trung đem về giá trị hàng hóa lớn, hiện nay, tỉnh Thái Bình có 700 trang trại chăn nuôi quy mô lớn. Trong thời gian qua, các địa phương đã nghiên cứu, lựa chọn đưa vào giống mới có năng suất và chất lượng thịt cao, tích cực ứng dụng và chuyển giao công nghệ chăn nuôi tiên tiến như Công nghệ chăn nuôi khép kín, đệm lót sinh học, quy trình VietGap.... Đến nay, ngoài 700 trang trại quy mô được công nhận, toàn tỉnh còn có 16.000 gia trại. Một số trang trại, gia trại đã hình thành các hình thức hợp tác sản xuất kinh doanh theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ và chế biến.
Mặc dù hiện nay, giá cả ngoài thị trường chưa ổn định và có mức giá bán như kỳ vọng của người chăn nuôi, tuy nhiên, chăn nuôi theo hướng an toàn thì thị trường đầu ra luôn rộng mở. Chính vì vậy, chăn nuôi an toàn là chìa khóa để phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững và là một trong những giải pháp nhằm tăng thu nhập cho người dân khu vực nông thôn.
Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra từ ngày 10/12 đến ngày...
Việc giải quyết KỊP THỜI những ý kiến, kiến nghị của cử Không những giúp...
Từ 1/7 vừa qua, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...