Vào giữa năm 2012, Cơn lốc giá cây cảnh đã tạo ra nhiều bất ngờ cho những người sản xuất, kinh doanh và thú chơi cây cảnh nghệ thuật đã tác động tiêu cực đến việc đầu tư phát triển kinh tế sinh vật cảnh, thì anh Phạm Đức Duẩn – Khu 1A thị trấn Quỳnh Côi huyện Quỳnh Phụ vẫn làm giàu từ cây cảnh.
Năm 2001, anh Phạm Đức Duẩn đến với thú chơi cây bắt nguồn từ đam mê. Từ chỗ chỉ có 24m2 để trồng cây cảnh, sau nhiều năm bằng hướng đi đúng của mình, hiện nay anh Duẩn có một nhà vườn sinh vật cảnh rộng trên 1200m2 với 400 cây cảnh với đủ các thế, có những cây có giá trị hàng trăm triệu đồng.
Anh Phạm Đức Duẩn – Khu 1 A thị trấn Quỳnh Côi: Mình làm trong khu vực miền Bắc, từ 17 đến 18 tỉnh để có tiền đầu tư bonsai năm 2014 chuyển hẳn sang bon sai mi ni không làm cây tùng, cây xanh. Bon sai có 3 ưu điểm vốn ít, gấp rút thu hoạch nhanh, ai cũng chơi được từ 10 đến 15 triệu là có thể có cây đẹp chơi rồi.
Năm 2012, khi thị trường cây cảnh gần lắng xuống, nhiều người chơi sinh vật cảnh đã chán nản, không đầu tư cho cây nữa, thì anh Duẩn vẫn tự mình tìm hướng đi mới cho cây cảnh: đó là tập trung vào việc chơi cây cảnh mi ni, vừa phục vụ cho việc chơi cây nghệ thuật, vừa đáp ứng nhu cầu chơi cây nghệ thuật của mọi tầng lớp nhân dân. Mặc dù là cây mini nhưng cây cảnh của anh Duẩn vẫn hội tụ đủ 4 tiêu chí đó là: Cổ - Kỳ - Mỹ - Văn
Anh cho biết: Cổ là cây phải già, nhiều năm tuổi; còn KỲ là cây có dáng kỳ lạ và MỸ là cây đẹp mang tính thẩm mỹ cao, còn VĂN là cây có nội dung tư tưởng mang tính nhân văn- đó là nghệ thuật phản ánh thẩm mỹ của con người.
Bên cạnh việc tập trung cho cây cảnh mini thì anh Duẩn còn phát triển theo hướng làm cây nhựa, cây xi măng và làm ký đá để duy trì và phát triển niềm đam mê của mình. Anh là điểm sáng, khích lệ hội viên sinh vật cảnh huyện Quỳnh Phụ tiếp tục sáng tạo nghệ thuật sinh vật cảnh.
Ông Nguyễn Văn Mừng – Chủ tịch Hội sinh vật cảnh huyện Quỳnh phụ: Trong phong trào sinh vật cảnh của huyện thì anh Duẩn tiêu biểu sáng tạo đam mê nghề nghiệp tuổi còn trẻ, sau những năm sau cơn sốt phong rào chơi cây chìm lắng thì anh vẫn sáng tạo sản xuất cây khô, cây xi măng xuất đi các tỉnh thành phố và ra cả nước ngoài.
Nhiều tác phẩm sinh vật cảnh của anh Phạm Đức Duẩn tham gia các cuộc triển lãm, các hội thi trong và ngoài tỉnh đều đạt giải cao. Không chỉ mang lại giá trị về tinh thần mà sinh vật cảnh còn góp phần đem lại giá trị kinh tế, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất cho gia đình anh.
Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra từ ngày 10/12 đến ngày...
Việc giải quyết KỊP THỜI những ý kiến, kiến nghị của cử Không những giúp...
Từ 1/7 vừa qua, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...