Hiện nay, các địa phương trong toàn tỉnh đang tập trung chuẩn bị cho gieo cấy vụ mùa 2017. Để lúa sinh trưởng phát triển tốt, giảm chi phí đầu vào, tăng hiệu quả sản xuất, ngoài việc đẩy mạnh gieo thẳng bà con có thể áp dụng gieo cấy theo phương pháp hàng rộng – hàng hẹp. Đây là phương thức gieo cấy phát huy hiệu ứng hàng biên kết hợp với sức tạo bông tối ưu trên khóm để cấy lúa đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao.
1. Chuẩn bị giống
Tất cả các giống đều có thể cấy theo hàng rộng hàng hẹp, tuy nhiên bà con nên chọn những giống lúa có khả năng đẻ nhánh khá, đẻ nhánh khỏe sẽ cho hiệu quả cao hơn.
Do cấy thưa, nên lượng giống cần ít và đặc biệt là cấy nhanh nên sẽ giảm được công cấy, lượng giống chỉ cần từ 0,5 - 0,8 kg/sào, tùy giống hạt to hay nhỏ
2. Cách cấy
Có thể hiểu nôm na cấy hàng rộng – hàng hẹp là cứ cấy 2 hàng như thông thường lại bỏ 1 hàng, cấy lặp lại như thế cho đến khi hết ruộng.
Để đảm bảo cấy đúng khoảng cách hàng sông lớn và hàng sông bé, nên dùng thước đo ở 2 đầu bờ ruộng. Dùng 2 bộ dây cấy và 2 người cấy là tốt nhất. Sau khi đo khoảng cách hàng sông lớn và hàng sông bé thì cắm dây ở 2 đầu bờ cho căng và tiến hành cấy.
Có thể dùng bộ cữ cấy chuẩn bị từ trước để cấy dễ dàng hơn.
Cấy 2-3 dảnh/khóm, cấy nông tay, nếu cấy được các khóm ở các hàng so le nhau thì càng tốt.
Cụ thể mật độ và khoảng cách cấy đối với từng giống lúa có thể áp dụng như sau:
- Với những giống đẻ nhánh khỏe như lúa lai và BC15: cấy mật độ xung quanh 16 khóm/m2
Trong đó: Hàng sông lớn: 40 cm
Hàng sông bé: 20 cm
Khóm cách khóm: 20-25 cm (cấy từ 4-5 khóm/1m dài)
- Với những giống lúa đẻ nhánh trung bình - khá như TBR1, TBR225, Thiên ưu 8… cấy mật độ xung quanh 20 khóm/m2
Trong đó: Hàng sông lớn: 40 cm
Hàng sông bé: 20 cm
Khóm cách khóm: 15-20 cm (cấy 5-6 khóm/1m dài)
Do cứ cấy 1 hàng rộng lại cấy 1 hàng hẹp, nên cây lúa nhận được nhiều ánh sáng, không những cây đẻ nhánh khỏe, đẻ tập trung, bông to hạt mẩy mà còn ít sâu bệnh, đặc biệt là rầy nâu và khô vằn nên giảm số lần phun thuốc.
3. Phân bón và cách bón phân
Lượng phân bón tương tự như các phương thức gieo cấy khác. Thực hiện bón lót sâu, bón thúc sớm và bón tập trung. Bón thúc dứt điểm 1 lần, tốt nhất kết thúc bón phân thúc không quá 10 ngày sau cấy. Bón thúc xong nên dùa đục nước để chìm phân.
Bà con rắc phân đều trên mặt ruộng như gieo cấy lúa thông thường. Tuy nhiên nếu bón phân tập trung bằng cách đi vào hàng sông lớn để bón vào 2 hàng sông nhỏ hai bên thì càng tốt, sẽ phần nào hạn chế được cỏ dại phát triển.
Lưu ý:
- Phải diệt trừ ốc bươu vàng để tránh khuyết mật độ: có thể bắt thủ công nếu ít hoặc dùng thuốc trừ ốc bươu vàng nếu nhiều.
- Ánh sáng nhiều thì cỏ dại phát triển mạnh, do đó phải diệt trừ cỏ dại để tránh hiện tượng cỏ mọc nhiều sẽ cạnh tranh dinh dưỡng với cây lúa.
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình thảo luận tại tổ 10 gồm: đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang, về dự án Luật Thuế...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Chiều 17.11, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...