Lựa chọn cây trồng, vật nuôi phù hợp, anh Nguyễn Văn Thắng- hội viên Hội nông dân xã Tân Tiến, huyện Hưng Hà đã biến những mảnh ruộng chua trũng, cấy lúa kém hiệu quả thành trang trại tổng hợp với thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Trong khi nhiều nông dân ở Thái Bình vẫn đang loay hoay với việc trồng cây gì để có thu nhập ổn định thì anh Nguyễn Văn Thắng đã trở thành triệu phú từ trồng cam. Với diện tích 2,5 ha trồng cam đường canh và cam Vinh, mỗi năm gia đình anh Thắng thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng.
Anh Nguyễn Văn Thắng - Hội viên Hội nông dân xã Tân Tiến: Năm ngoái về phần cam canh thì thu được 60 tấn còn cam Vinh năm ngoái tại vườn này được gần 30 tấn. Tổng năm ngoái thu được gần 100 tấn. Tiêu thụ rất dễ, mình có thì bán cả vườn.
Theo anh Thắng, cam là loại cây có múi, cho năng suất và giá trị kinh tế cao nhưng đây là loại cây khó tính, đòi hỏi người trồng phải có kỹ thuật từ việc chăm sóc đến việc xử lý cây ra quả. Để cây cam sinh trưởng, phát triển tốt, thay bằng việc sử dụng phân hóa học thì anh dùng chủ yếu là phân gà bón cho cây. Cách làm này giúp anh giảm được chi phí mà vẫn đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho cây.
5 năm gắn bó với cây cam, anh Thắng nắm rõ đặc điểm của từng giống và có những cách chăm sóc, phòng bệnh riêng để cây cho sai quả. Anh Thắng chia sẻ: “Với cây cam Vinh chỉ có lưu ý là về tháng 4. tháng 5 hay mưa thì hay bị rỉ sắt chứ ngoài ra thì không có bệnh gì khác cả. Còn với cam canh thì về tháng 9, tháng 10 cần chú ý ruồi vàng hay châm quả nên phải đặt bẫy diệt ruồi vàng”. Hiện tại, hàng nghìn gốc cam của gia đình anh Thắng đều sai trĩu quả, hứa hẹn một vụ cam nữa bội thu.
Ngoài việc trồng cam, một phần diện tích của trang trại anh Thắng xây dựng chuồng trại để chăn nuôi gà. Toàn bộ hệ thống chuồng nuôi được xây dựng kiên cố, thiết kế theo tiêu chuẩn công nghệ của Đức. Mỗi chuồng với diện tích hơn 1.000 m2 anh Thắng nuôi khoảng 1 vạn gà.
Nếu như người nuôi gà quy mô lớn ở trong tỉnh luôn phải phấp phỏng lo lắng về đầu ra, giá cả thị trường thì anh Thắng nuôi gà khá nhàn. Thay bằng việc phải lo từ con giống, thức ăn, anh chỉ việc nhận con giống rồi tổ chức chăn nuôi với sự hỗ trợ kỹ thuật từ phía công ty liên kết. Sau đó nhận tiền công theo hợp đồng ký kết. Bằng cách này mỗi lứa gà anh Thắng bỏ túi 50- 60 triệu đồng/ chuồng và học hỏi, tiếp cận được với các kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến. Để phục vụ cho việc sản xuất tại trang trại, hiện nay anh Thắng phải thuê 20 lao động thường xuyên chăm sóc vườn cam, dọn dẹp chuồng trại.
Bà Bùi Thị Hiểu - xã Hòa Tiến: Tôi làm ở đây từ năm 2014, công việc thì cũng không có gì vất vả. Mỗi tháng tiền lương 4 triệu đồng.
Ông Hoàng Văn Hồng - Chủ tịch Hội nông dân Hưng Hà: Chúng tôi rất tâm đắc với mô hình phát triển kinh tế tổng hợp của gia đình anh Thắng. Tuy là hội viên trẻ song anh đã mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế mang lại hiệu quả cao, tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương. Năm 2017 chúng tôi hoàn thiện hồ sơ, đề xuất với Trung ương Hội nông dân Việt Nam công nhận anh Thắng là nông dân Việt Nam xuất sắc.
Cách thức phát triển kinh tế của anh Nguyễn Văn Thắng là gợi mở để nông dân trong tỉnh học tập và vận dụng để làm giàu chính đáng, góp phần xây dựng NTM
Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra từ ngày 10/12 đến ngày...
Việc giải quyết KỊP THỜI những ý kiến, kiến nghị của cử Không những giúp...
Từ 1/7 vừa qua, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...