Nhằm đa dạng hoá giống gà ở Thái Bình, góp phần tăng thu nhập cho người dân, Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh đã triển khai mô hình nuôi gà H’Mông tại một số hộ dân, bước đầu cho kết quả khả quan.
Gia đình bà Lại Thị Nhuần thôn Ô Mễ 2, xã Tân Phong, huyện Vũ Thư nuôi gà truyền thống đã nhiều năm nay. Khi được Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh phổ biến chương trình nuôi gà H’Mông, bà Nhuần quyết định tham gia. Khi tham gia mô hình, gia đình bà được hỗ trợ 100% về con giống, thức ăn giai đoạn từ 0 - 4 tuần tuổi, thuốc thú y và được cán bộ kỹ thuật hướng dẫn cách phòng, chống bệnh cho đàn gà.
Bà Lại Thị Nhuần - Xã Tân Phong (Vũ Thư): Nhà tôi nuôi giống gà mới này thì cũng chưa thấy dịch bệnh gì. Gà rất dễ nuôi, phù hợp với môi trường ở đây. Đàn gà này dự kiến sau 5- 6 tháng là có thể xuất chuồng được.
Tại trang trại của gia đình ông Nguyễn Doãn Hạo, xã Vũ Trung, huyện Kiến Xương cũng nuôi thử nghiệm 200 con gà H’Mông theo hình thức bán công nghiệp. Sau 3 tháng nuôi ông Hạo thấy giống gà này có nhiều ưu điểm như chống chịu được tác động của yếu tố thời tiết, đặc biệt là thời tiết nắng nóng. Ngoài ra chi phí thức ăn đầu vào cho gà H’mông so với gà truyền thống cũng ít hơn. Nếu như các giống gà truyền thống cần khoảng 3kg thức ăn/kg tăng trọng thì gà H’Mông chỉ cần 2,8 kg. Hiện nay đàn gà phát triển khá đồng đều, gà mái đạt trọng lượng từ 1,0-1,2kg, gà trống đạt trọng lượng 1,1-1,3kg/con.
Ông Nguyễn Doãn Hạo - Xã Vũ Trung (Kiến Xương): Nuôi gà H’Mông này tuy nó dài thời gian hơn so với các giống gà truyền thống song chất lượng của nó khá hơn, thịt ngon hơn. Bây giờ thị trường họ đang cần những cái mà chất lượng cao thì con gà này tôi cho rằng vào thời điểm này nó phù hợp với bà con nông dân trong tỉnh.
Gà H’Mông là một giống gà quý hiếm, có nguồn gốc từ vùng núi cao các tỉnh phía Bắc. Đặc điểm nổi bật của giống gà này là thịt, xương có màu đen, trọng lượng trung bình gà trưởng thành từ 1,2 kg đến 1,5 kg/con, hàm lượng mỡ trong thịt ít, thịt săn chắc, thơm ngon nhất trong các giống gà ở nước ta hiện nay.
Gà H’Mông thương phẩm được coi là món ăn đặc sản, ngoài dùng ăn thịt, gà H’Mông còn có tác dụng nấu cao bồi bổ sức khỏe. Việc đưa giống gà H’Mông vào cơ cấu giống vật nuôi ở Thái Bình không chỉ góp phần đa dạng hóa giống vật nuôi, tăng cơ hội lựa chọn giống, phương thức chăn nuôi cho người chăn nuôi và cơ hội lựa chọn sản phẩm chăn nuôi của người tiêu dùng.
Ông Bùi Quang Hộ - Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh: Năm 2016 chúng tôi xây dựng 3 mô hình gà sinh sản, mỗi mô hình 500 con. Sau 1 năm nuôi thì chất lượng, chỉ tiêu con giống so với các nghiên cứu trước mà người ta làm đều đạt tiêu chuẩn. Năm 2017 chúng tôi nhân rộng mô hình chăn nuôi gà H’Mông thương phẩm ở 7 địa phương.
Hiện nay, gà H’mông chưa được nhiều người biết đến và cũng chưa được tiêu thụ rộng rãi trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Vì vậy, nếu làm tốt khâu quảng bá, giới thiệu sản phẩm, giống gà này sẽ có thị trường tiêu thụ ổn định. Chăn nuôi gà H’Mông sẽ là cơ hội làm giàu cho bà con nông dân.
Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra từ ngày 10/12 đến ngày...
Việc giải quyết KỊP THỜI những ý kiến, kiến nghị của cử Không những giúp...
Từ 1/7 vừa qua, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...