Tích tụ ruộng đất trồng măng tây

Thứ 7, 08/04/2017 | 11:07:15
1,111 lượt xem

Đối với nhiều người nông dân Thái Bình, măng tây xanh còn là cây trồng khá mới mẻ. Nhưng gia đình chị Trần Thị Ngoan ở xã Phúc Thành, huyện Vũ Thư đã mạnh dạn thuê gần 3ha đất của người dân trong xã để trồng măng. Mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho người nông dân.

                       

Sau khi đi học hỏi ở nhiều nơi, gia đình chị Trần Thị Ngoan ở xã Phúc Thành, huyện Vũ Thư đã thuê đất của gần 30 hộ nông dân trong xã với thời gian 10 năm để thử nghiệm trồng măng tây xanh. Đây là cây trồng mới đối với người nông dân, ngay cả ở Thái Bình cũng mới chỉ có vài ba mô hình trồng loại cây này. Bước đầu, chị Ngoan trồng khoảng 28.000 cây măng tây xanh.

Chị Trần Thị Ngoan, xã Phúc Thành, huyện Vũ Thư cho biết: Cây măng tây này người ta nói nó là loại rau sạch không thuốc sâu, dùng phân bón hữu cơ, nên tôi muốn thử làm vì thị trường đang cần rau sạch”.

Chi phí cho một 1 sào măng tây khoảng 6 triệu đồng bao gồm tiền giống, phân bón. Đây là cây trồng được thị trường ưa chuộng vì quy trình trồng sạch và giá trị dinh dưỡng cao. Măng tây xanh mang lại hiệu quả kinh tế cao, lợi nhuận cao gấp nhiều lần so với các loại cây trồng khác. Sau 5– 6 tháng, măng sẽ cho thu hoạch với năng suất bình quân đạt 120kg/sào/tháng. Điểm đặc biệt của cây trồng này là thời vụ thu hoạch có thể kéo dài 10 năm. Hiện nay gia đình chị đã ký được hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Theo ước tính khi măng cho thu hoạch có thể thu lãi khoảng 5 triệu đồng/sào/tháng.

Chị Trần Thị Ngoan, xã Phúc Thành, huyện Vũ Thư chia sẻ thêm về thị trường bao tiêu sản phẩm: “Chúng tôi đã ký hợp đồng rồi, làm theo bao tiêu của công ty. Cây măng tây mới có nên dễ bán và được bao tiêu sản phẩm. Hiện nay giá là khoảng 50.000-60.000 đồng/cân”.

Bà Trần Thị Thuyết, chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã Phúc Thành, Vũ Thư cho biết về mô hình tích tụ ruộng đất của phụ nữ xã: “Khi thuê đất của người nông dân, ban đầu cũng gặp nhiều khó khăn, thứ nhất là do người dân sợ phá vỡ mặt bằng nhưng sau khi thăm hỏi và động viên tư tưởng, người dân họ thấy mô hình tốt nên đồng thuận cho thuê thêm”.

Đây là mô hình có triển vọng cần được nhân rộng để từng bước hình thành vùng sản xuất tập trung. Đồng thời nó cũng mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho người nông dân khi tích tụ ruộng đất và trồng sản phẩm nông nghiệp sạch.

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận tại Tổ về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận tại Tổ về các dự án Luật

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình thảo luận tại tổ 10 gồm: đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang, về dự án Luật Thuế...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...