Nuôi lợn rừng lai

Thứ 4, 08/03/2017 | 14:45:10
632 lượt xem

Nuôi lợn rừng lai cũng giống như lợn nhà nên việc chọn giống cũng rất quan trọng. Thaibinhtv.vn sẽ cung cấp cho một số kỹ thuật cơ bản về nuôi loại động vật này.

* Về hình thức: nên chọn những con có vóc dáng cân đối, lưng thẳng, bụng thon, nhanh nhẹn… Có màu sắc đặc trưng (màu hung đen hoặc xám đen), tính biệt rõ ràng… Chọn mua loại lợn ở những trại giống lớn, có uy tín nhiều năm liền.

* Chuồng trại

Đối với lợn rừng lai việc phòng bệnh là rất quan trọng, vì vậy xây dựng chuồng trại đúng cách đã góp phần rất lớn cho công tác phòng chống dịch bệnh. Chuồng được xây dựng đơn giản bằng gạch (khoảng 4m2 mỗi chuồng), có cửa chuồng, có mái che. Có thể xây theo kiểu hệ thống chuồng liên kề với các cửa thông nhau. Xây trên nền đất cao ráo, dễ thoát nước, không ẩm ướt để tránh nước đọng và cũng dễ dàng vệ sinh chuồng trại. Trong nền chuồng nên treo ụ bằng lá chuối khô và rơm khô.

Trong khoảng đất trống nên trồng thêm một số cây để tạo bóng mát cho lợn. Càng nhiều cây rậm rạp càng tốt vì chúng thích hợp với bản chất của con lợn rừng lai.

 * Chăm sóc, nuôi dưỡng

 - Thức ăn của heo rừng chủ yếu là thực vật. Không nên lạm dụng thức ăn giàu dinh dưỡng để nuôi heo rừng vì nó sẽ làm cho chất lượng của heo rừng bị biến đổi và đôi khi heo lại bị bệnh tiêu chảy.

- Thức ăn gồm có: thức ăn xanh tươi (cây chuối, bẹ chuối, thân cây ngô non, rau muống, bèo tây, các loại cỏ, các loại quả xanh v.v.. ), thức ăn tinh (hạt ngũ cốc, củ quả, mầm cây, rễ cây các loại), muối khoáng (tro bếp, đất sét, hỗn hợp đá liếm…). Thực tế cho thấy, heo rừng thường tìm đến nương rẫy mới đốt kiếm tro, đất sét để ăn.

- Mỗi ngày cho ăn 2 lần vào sáng và chiều, một lợn rừng lai trưởng thành mỗi ngày tiêu thụ khoảng 2-3kg thức ăn các loại. Ngoài ra, cần phải cung cấp nước uống đầy đủ, nên sử dụng nguồn nước sạch đã qua khử trùng.

- Hàng ngày phải vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, dọn bỏ thức ăn thừa, rửa sạch máng ăn và thay nước trong hồ.

 Phòng bệnh

Lợn rừng lai là vật nuôi mới được lai tạo nên sức đề kháng cao, ít dịch bệnh. Tuy nhiên, lợn rừng lai cũng thường bị một số bệnh như: Dịch tả, Tụ huyết trùng, Lở mồm long móng, bệnh sán lá, bệnh ghẻ lở và một số bệnh khác... Do đó cần phải tiêm phòng và định kỳ tẩy giun sán.

- Tiêm phòng vắc xin các loại bệnh như: lở mồm long móng, dịch tả, tụ huyết trùng, phó thương hàn… mỗi năm một lần.

- Định kỳ tẩy giun, sán 03 tháng một lần, trừ giai đoạn mang thai.

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận tại Tổ về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận tại Tổ về các dự án Luật

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình thảo luận tại tổ 10 gồm: đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang, về dự án Luật Thuế...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...