Kỹ thuật trồng và chăm sóc cam

Thứ 2, 27/02/2017 | 16:29:08
1,099 lượt xem

Cam là một loại quả được nhiều người ưa dùng. Mỗi vùng miền có một loại đặc sản cam riêng. Thaibinhtv.vn lưu ý một số cách trồng cam cơ bản hiệu quả và khoa học.

Cây giống. (Nguồn: Internet.)

1. Một số yêu cầu ngoại cảnh

Một số yếu tố ngoại cảnh chủ yếu ảnh hưởng tới quy hoạch vùng trồng cũng như tới sinh trưởng, phát triển, chất lượng của cam là:

* Nhiệt độ 

Cam có thể trồng ở vùng có nhiệt độ từ 12 – 39 độ C, trong đó nhiệt độ thích hợp nhất là từ 23 – 29 độ C. Nhiệt độ thấp hơn 12,5 độ C và cao hơn 40 độ C cây ngừng sinh trưởng.

* Ánh sáng: Cam không ưa ánh sáng mạnh, ưa ánh sáng tán xạ.

* Nước: Cam là loại cây ưa ẩm nhưng không chịu được úng vì rễ của cam quýt thuộc loại rễ nấm (hút dinh dưỡng qua một hệ nấm cộng sinh), do đó nếu ngập nước đất bị thiếu ôxy rễ sẽ hoạt động kém, ngập lâu sẽ bị thối chết làm rụng lá, quả non. Điều này giải thích tại sao trồng cam quýt trên đất bằng cây có tuổi thọ không cao bằng trồng trên đất dốc.

Các thời kỳ cần nước của cam là các thời kỳ: Bật mầm, phân hoá mầm hoa, ra hoa và phát triển quả. Lượng nước cần hàng năm đối với 1 ha cam quýt từ 9.000 – 12.000 m3, tương đương với lượng mưa 900 – 1.200 mm/năm. Với cam, lượng nước cần khoảng 10.000- 15.000 m3/ha/năm.

Đất tốt đối với cam thể hiện ở mấy mặt chủ yếu sau:

                  

Nguồn: Internet.

– Đất phải giàu mùn (hàm lượng từ 2 – 2,5% trở lên) hàm lượng các chất dinh dưỡng NPK, Ca, Mg… phải đạt mức độ từ trung bình trở lên. Độ pH thích hợp là 5,5 – 6,5. Tầng dầy: trên 1 m. Thành phần cơ giới cát pha hoặc đất thịt nhẹ (cát thô đến đất thịt nhẹ chiếm 65- 70 %) thoát nước (tốc độ thấm của nước từ 10 – 30 cm/giờ)

* Trồng cây 

– Điều kiện trồng tốt nhất vào tháng 2, 3 (có thể trồng vào tháng 8,9).

  – Cách trồng: Đào 1 hố nhỏ chính giữa hố trồng, đặt cây vào hố lấp đất vừa bằng cổ rễ hoặc cao hơn 2 – 3 cm. Không được lấp quá sâu, trồng xong phải tưới ngay và dùng cỏ mục ủ gốc (lưu ý phải cách gốc từ 10 – 15 cm để tránh sâu bệnh xâm nhập).

* Chăm sóc sau khi trồng 

                  

Làm cỏ cho cây (Nguồn: Internet).

– Tưới nước

Thường xuyên giữ ẩm trong vòng 20 ngày đến 1 tháng để cây hoàn toàn bén rễ và phục hồi. Sau đó tuỳ thời tiết nắng mưa để chống hạn hoặc chống úng cho cây. Trước khi thu hoạch 1 tháng ngừng tưới nước.

Về lượng nước tưới và số lần tưới phải dựa vào khả năng giữ nước của đất, lượng bốc hơi và lượng mưa để quyết định, phương pháp tưới có thể là tưới bề mặt hoặc tưới nhỏ giọt,… mỗi lần bón phân cần phải tưới nước để phân có thể hoà tan tạo điều kiện cho cây hấp thụ tốt hơn.

 – Cắt tỉa tạo hình

+ Cắt tỉa cho cây trong thời kỳ chưa mang quả: Việc cắt tỉa được tiến hành ngay từ khi trồng. Cây đưa ra trồng ở vườn có nhiều cành nhỏ và phân bố không đều. Để có được các dạng hình hợp lý (hình bán cầu), đề tài chọn để lại 3 cành to mập nhất phân bố đều về 3 hướng để làm cành khung gọi là cành cấp 1, các cành khác được cắt tỉa bỏ. Khi cành cấp 1 cao khoảng 50 – 60 cm thì cắt đoạn ngọn chỉ để lại đoạn cành dài 40 – 45 cm. Cành cấp 1 sau khi cắt tiếp tục mọc rất nhiều cành, song mỗi cành cấp 1 cũng chỉ để lại nhiều nhất 3 cành phân bố theo hướng thẳng đứng và vươn ra ngoài tán. Những cành này gọi là cành cấp 2. Tiếp tục làm như vậy sẽ có được các cành cấp 3, cấp 4,… Cắt bỏ những cành mọc xiên vào trong tán.

  + Cắt tỉa cho cây trong thời kỳ mang quả

                     

Cây ra quả (Nguồn: Internet.)

Cắt tỉa vụ thu: Được tiến hành sau khi thu hoạch quả. Cắt tỉa tất cả các cành sâu bệnh, cành chết, cành vượt, những cành quá dày, cắt tỉa bớt cành cấp 1 (nếu số cành cấp 1/cây quá dày) sao cho cây có bộ khung tán cân đối. Đối với cành thu, cắt bỏ những cành yếu, mọc quá dày.

 Cắt tỉa vụ xuân: Được tiến hành vào giữa tháng 1 đến giữa tháng 3 hàng năm: Cắt bỏ những cành xuân chất lượng kém, cành sâu bệnh, cành mọc lộn xộn trong tán, những chùm hoa nhỏ, dầy, dị hình.

  Cắt tỉa vụ hè: được tiến hành từ tháng 4 đến hết tháng 6: Cắt bỏ những cành hè mọc quá dày hoặc yếu, cành sâu bệnh, tỉa bỏ những quả nhỏ, dị hình.

– Bón phân

Bón phân tuỳ thuộc vào tuổi cây và sản lượng hàng năm, nền đất cụ thể. Cây từ 1- 3 năm sau khi trồng (cây chưa có quả – giai đoạn kiến thiết cơ bản). Mỗi năm bón 4 lần vào tháng 2, tháng 5 tháng 8 và tháng 11.

+ Đợt bón tháng 2: 40% đạm + 40% Kali.

+ Đợt bón tháng 5: 30% đạm + 30% Kali.

+ Đợt bón tháng 6 – 7: 30% đạm + 30% Kali.

+  Đợt bón tháng 11: 100% phân hữu cơ + 100% lân + 100% vôi.

 * Một số biện pháp chăm sóc khác

– Áp dụng vít cành, kết hợp với cắt tỉa hợp lý để tạo bộ khung tán cân đối.

– Tuỳ từng điều kiện cụ thể của từng vườn, có thể sử dụng các loại phân bón lá, chất điều tiết sinh trưởng,… để bổ dinh dưỡng, tăng khả năng đậu quả,…

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận tại Tổ về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận tại Tổ về các dự án Luật

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình thảo luận tại tổ 10 gồm: đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang, về dự án Luật Thuế...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...