Vụ xuân 2017, gia đình chị Trần Thị Lanh ở thôn Giáo Nghĩa, xã Bình Minh, huyện Kiến Xương đưa mô hình mạ khay cấy máy vào sản xuất trên diện tích 15ha. Việc áp dụng mô hình này giúp gia đình chị tiết kiệm chi phí sản xuất, nhân công và thời gian gieo cấy, tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích.
Nhiều nông dân đã áp dụng phương pháp mạ khay cấy máy.
Thấy bà con trong xã bỏ ruộng nhiều vì thiếu nhân lực, lợi nhuận thấp, chị Trần Thị Lanh cùng chồng tiến hành thuê và mượn ruộng của bà con để cấy lúa. Đến nay, gia đình chị đã tích tụ được khoảng 15ha đất. Để tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả sản xuất, chị áp dụng máy móc từ khâu gieo hạt, làm đất, gieo mạ và thu hoạch lúa. Không chỉ phục vụ sản xuất của gia đình, chị còn nhận gieo mạ cho bà con trong xã và nhiều xã khác trong huyện, trong tỉnh.
Chị Trần Thị Lanh cho biết: "Diện tích mà gia đình cấy tới thời điểm này là 15ha. Có những diện tích cũng phải đấu thầu của Ủy ban và một số diện tích các hộ bỏ không cấy. Tôi đã đề nghị trưởng thôn các khu vực đó dồn cho tôi từ 5-10ha, chúng tôi đưa các máy công nghiệp về cấy".
Chị Trần Thị Lanh (áo kẻ)
Trung bình, nếu cấy theo phương pháp thủ công, một người chỉ cấy được 1 sào/ngày. Nhưng khi áp dụng máy cấy, gia đình chị Lanh cấy được khoảng 4 – 5 mẫu/ngày. Thêm vào đó, lúa được gieo cấy bằng phương thức mạ khay máy cấy ít sâu bệnh, đẻ nhánh khỏe, năng suất khi thu hoạch cao hơn so với cấy thủ công. Chi phí từ giống, gieo mạ khay đến khi cấy xong chỉ khoảng 200.000 đồng/sào.
Ông Bùi Xuân Cường xã Bình Minh, huyện Kiến Xương cho biết: "So mạ gieo tay và mạ gieo khay thì chi phí giảm khá nhiều. Gieo tay thì cần nhiều công đoạn như lấy bùn, mất công gieo mẹ. Cấy máy năng suất hơn cấy tay, thủ công rất nhiều. Nếu chạy bình thường ruộng tốt, tôi có thể chạy máy cấy dc 5 mẫu/ngày".
Trên diện tích 15ha, chị Lanh cấy lúa Nhật, BC 15, Bắc Thơm. Một năm cấy lúa, trừ các khoản chi phí, chị Lanh lãi gần 400 triệu đồng. Chị mong muốn tỉnh và huyện có cơ chế, chính sách khuyến khích nông dân cho doanh nghiệp và người tích tụ ruộng đất thuê ruộng có thời gian ổn định từ 15 - 20 năm, mức giá cho thuê phù hợp để họ yên tâm sản xuất.
Mạ khay cấy máy cho năng suất làm việc cao.
Chị Lanh cho biết thêm:"Tích tụ mà khi vào được một vùng và đưa máy móc vào thì chi phí đầu vào sẽ giảm đi, sẽ tăng được thu nhập từ cấy lúa.
Từ mô hình tích tụ ruộng đất và áp dụng mạ khay máy cấy trong sản xuất nông nghiệp của gia đình chị Trần Thị Lanh, xã Bình Minh, huyện Kiến Xương cho thấy, nếu biết áp dụng KHKT vào sản xuất sẽ giảm sức ép về lao động mỗi mùa vụ và nâng cao hiệu quả sản xuất.
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình thảo luận tại tổ 10 gồm: đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang, về dự án Luật Thuế...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Chiều 17.11, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...