“Nông dân ta giàu thì nước ta giàu”, lời dạy đó của Bác đã khắc sâu trong tâm trí mối người dân quê lúa. Để rồi, trên khắp các miền quê, đâu đâu nông dân cũng hăng hái thi đua lao động sản xuất với nhiều mô hình, cách làm mới. Đã có không ít những mô hình thành công và nhiều nông dân trở thành triệu phú.
Nông dân Phạm Đình Chiểu, xã Vũ Đoài, huyện Vũ Thư được người dân trong tỉnh biết đến là tỷ phú cá lồng. Năm 2012, từ 34 lồng cá nuôi theo hình thức lồng bè, ông Chiểu đã thu về hơn 100 tấn cá. Trừ các khoản chi phí, gia đình ông thu lãi gần 1 tỷ đồng.Làm ăn thuận lợi, ông Chiểu mở rộng quy mô, phát triển lên tới 75 lồng cá. Mỗi năm mang về cho gia đình nguồn thu hơn 2 tỷ đồng. Thành công trong chăn nuôi, ông đã tạo việc làm cho một số nông dân trong xã
Anh Phạm Văn Phùng - Xã Vũ Đoài (Vũ Thư ): Công việc rất ổn định, lương tháng 7, 8 triệu,được cái nhà tôi gần đây cũng tiện lợi. Ở đây chú Chiểu chú chăm lo mọi việc cho công nhân chu đáo.
Đằng sau thành công, ít ai biết rằng người tỷ phú cá lồng Phạm Đình Chiểu từng có những lúc trắng tay. Là người tiên phong trong việc nuôi cá lồng, ông Chiểu khá bỡ ngỡ với hình thức chăn nuôi mới. Năm đầu tiên, ông mất đi số tiền không nhỏ.
Ông Phạm Đình Chiểu - Xã Vũ Đoài ( Vũ Thư): Năm đó tôi chủ yếu là nuôi con cá chép, cá rô phi, mình chưa tìm hiểu hết kỹ thuật nuôi nên năm đầu tiên đã lỗ thêm của gia đình gần 800 triệu. Gần đây nhất, cơn bão số 1 năm 2016, cuốn trôi 75 lồng cá khiến ông Chiểu một lần nữa trắng tay. Mới bán được 100 tấn cá thì cơn bão tràn về cũng thất thoát của gia đình cũng khoảng 400 tấn cá, dự tính thiệt hại trên dưới 20 tỷ.
6 năm gắn bó với nghề nuôi cá lồng với những thăng trầm, những mất mát đã tôi luyện cho ông sự rắn rỏi, bền gan vượt khó. Không lâu sau bão số 1, 34 lồng cá đã được đóng mới và xuống giống. Những công nhân lại hối hả với việc chăm sóc đàn cá.
Anh Phạm Văn Trường - Xã Vũ Đoài (Vũ Thư): Mấy lần dịch bệnh nhưng mà với kinh nghiệm và bản lĩnh của mình bác Chiểu đều vượt qua và tìm được phương hướng chữa trị và khắc phục và đi vào ổn định sản xuất rất nhanh nên công ăn việc làm của anh em ở đây rất là ổn định.
Vụ nuôi mới này, ông Chiểu hướng đến những loại cá chất lượng cao, những loại cá mà trong ao người dân không nuôi được như cá diêu hồng, chép giòn hay cá lăng. Sau Tết nguyên đán 2017 một số lồng cá cho thu hoạch.
Ông Phạm Đình Chiểu cho biết quan trọng tìm được sông lớn, không bị xoáy, có độ sâu 3 m trở lên. Chăm sóc cá theo từng giai đoạn, phòng trừ bệnh...cho ăn đúng giờ, nếu theo dõi thấy cá có biểu hiện khác, nghỉ cho ăn, 1 tuần nghỉ cho ăn 1 ngày.
Những cố gắng, những nỗ lực của nông dân Phạm Đình Chiểu cũng đã được các cấp các ngành ghi nhận. Gần đây nhất ông được tôn vinh là “Nông dân Việt Nam xuất sắc" năm 2016.
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình thảo luận tại tổ 10 gồm: đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang, về dự án Luật Thuế...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Chiều 17.11, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...