Thaibinhtv.vn tiếp tục thông tin về một số biện pháp chăm sóc cây khoai tây hiệu quả.
* Chăm sóc
- Chăm sóc lần 1: Sau trồng 7 - 10 ngày, tiến hành vun xới nhẹ, lấp thêm đất vào gốc, kết hợp bón thúc lần 1 và vun luống. Chú ý phân bón thúc phải bón vào mép luống hoặc giữa 2 khóm khoai, tuyệt đối không bón trực tiếp vào gốc khoai làm cây chết. Lần chăm sóc này kết hợp tỉa cây, nên để lại mỗi khóm từ 3 - 5 thân mập, khỏe.
- Chăm sóc lần 2: Sau trồng 20 - 25 ngày thì tiến hành xới sâu, vun cao luống và kết hợp bón thúc lần 2.
- Chăm sóc lần 3: Sau trồng 35 - 40 ngày, tiến hành xới nhẹ, kết hợp làm cỏ. Tiến hành vét rãnh và lấy đất ở rãnh để vun luống thật cao, định hình luống lần cuối sao cho luống cao, dày.
Chú ý: Nếu chỉ bón thúc một lần duy nhất thì sẽ bón thúc trong lần chăm sóc thứ 2.
* Tưới nước:
Tưới nước cho khoai tây là một trong những yếu tố quyết định năng suất và chất lượng khoai tây. Trong 60 - 70 ngày đầu khoai rất cần nước, thiếu nước năng suất sẽ giảm. Nếu để ruộng lúc khô, lúc ẩm lại làm cho củ khoai bị nứt, giảm chất lượng. Có 2 cách tưới:
Tưới rãnh: dẫn nước vào rãnh để nước thấm từ từ vào luống. Trong khoảng 60 - 70 ngày sau khi trồng có 3 lần tưới nước. Chú ý khi đưa nước vào rãnh sao cho nước thấm đủ ẩm, không để đọng nước trong rãnh. Kết hợp tưới nước cùng với các lần chăm sóc.
Chú ý: Để nước không đọng tại rãnh thì đối với đất cát pha cho ngập 1/2 luống, với đất thịt nhẹ cho ngập 1/3 luống.
* Phòng trừ sâu bệnh hại
Bệnh sương mai hại tất cả các bộ phận trên cây khoai tây.
- Rệp sáp: Là loài hại chủ yếu củ khoai tây giống trong thời gian bảo quản. Rệp sáp thường xuất hiện vào thời kỳ cây sinh trưởng mạnh, tụ tập ở phần ngọn, ở các nách và mặt dưới của lá. Khi sắp thu hoạch, rệp sáp sống chủ yếu ở phần gốc cây khoai tây, bám vào mắt củ và theo củ vào thời kỳ bảo quản.
Phòng trừ bằng cách: Bảo quản khoai tây giống nơi khô ráo, xếp lên giàn, thoáng gió, không xếp quá dày. Khử trùng kho chứa và giàn sạch sẽ trước khi đưa củ lên giàn. Không sử dụng củ khoai tây có rệp sáp làm giống, bón phân cân đối hợp lý. Trừ rệp sáp bằng cách sử dụng các loại thuốc hoá học sau đây để phòng trừ: Suprathion 40EC, Penbis, Supracid, Oncol, Bi 58 50EC...
- Rệp đào: Chích hút dịch cây ở các bộ phận non, làm cho lộc non bị cong queo, rụng sớm; cành lá non không sinh trưởng được. Phòng trừ bằng cách: Theo dõi vườn trồng ngay từ đầu vụ để phát hiện các ổ rệp mới xuất hiện đem thu gom tiêu huỷ. Sử dụng thuốc sau để phòng trừ: Dầu hạt bông 40% + dầu đinh hương 20% + dầu tỏi 10% (GC-Mite 70SL) để phòng trừ.
- Ruồi hại lá: ruồi hại lá thường phát sinh và gây hại nặng trong điều kiện thời tiết khô. Phòng trừ bằng cách: Tuyệt đối không bón phân tươi, chỉ sử dụng phân hữu cơ đã ủ hoai mục. Dùng bẫy dính màu vàng để dẫn dụ và tiêu diệt ruồi trưởng thành, cắt tỉa và tiêu hủy những lá bị hại nặng. Dùng thuốc Cyromazine(Trigard 100SL) để phun trừ.
- Sâu khoang: Tác hại chủ yếu là ăn khuyết lá, làm cây sinh trưởng kém. Sâu non sau khi nở sống tập trung quanh chỗ ổ trứng, gặm lấm tấm chất xanh của lá và phá hại mạnh vào ban đêm.
Phòng trừ bằng cách: Vệ sinh đồng ruộng, làm đất kỹ trước khi trồng. Dùng bả chua ngọt để bắt bướm hoặc ngắt bỏ ổ trứng, diệt sâu non mới nở. Sâu khoang là một loại sâu rất khó trị, có tính kháng nhiều loại thuốc hoá học, nên cần phun thuốc kịp thời khi sâu mới nở, tuổi 1-2 bằng các loại thuốc mới như Regent 800WG; Karate 2,5EC, Sumi-Alpha 5EC, Prodigy 23F, Trebon 10EC, 20WP… hoặc phối hợp hai loại thuốc với nhau như Padan 95SP + Trebon 10EC; Netoxin 95SP + Sherpa 25EC…
- Sâu xám: Sâu cắn đứt gốc cây làm cây đổ rạp, sâu phá hại chủ yếu trên cây con. Sâu non mới nở gặp lấm tấm biểu bì lá cây. Sâu tuổi lớn sống dưới đất, ban đêm bò lên cắn đứt gốc cây. Phòng trừ bằng cách: Vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch cỏ dại trên ruộng và xung quanh bờ đem tiêu hủy. Sử dụng thuốc hoá học: Suprathion 40EC,Chlorantraniliprole + Thiamethoxam (Virtako 300SC)…
Xử lý đất trước khi gieo trồng bằng một số loại thuốc trừ sâu dạng bột Dùng cám rang thơm trộn với thuốc Vibasu 10G để bẫy sâu. Trộn 2 kg cám với 0,5 kg thuốc, rải cho 1.000 m2 trước khi trời tối. Rải thuốc theo hàng hoặc hốc gần gốc cây.
Khi mật độ sâu cao, nên chọn các loại thuốc hỗn hợp có nhiều hoạt chất, nhiều tác dụng (tiếp xúc, vị độc, xông hơi, nội hấp, thấm sâu) hoặc phối hợp 2-3 loại thuốc trừ sâu có tác dụng khác nhau để diệt trừ sâu xám cho hiệu quả cao.
- Bệnh sương mai (hay còn gọi là mốc sương): Bệnh do nấm gây ra, phá hoại tất cả các bộ phận trên và dưới mặt đất (lá, thân, cành, củ) và kể cả lúc đang tồn trữ. Bệnh gây hại nặng từ cuối tháng 12 đến hết tháng 2, điều kiện nhiệt độ 12 - 22oC, độ ẩm không khí cao, trời âm u, có sương mù, mưa phùn ẩm ướt.
- Bệnh héo vàng: Bệnh do nấm gây ra, làm mốc trắng gốc, cây héo, lá gốc héo vàng, bó mạch thâm đen sau vài ngày cây bị bệnh sẽ chết.
- Bệnh héo xanh: Bệnh do vi khuẩn gây ra, làm cho cây héo đột ngột, lá vẫn còn xanh, có thể héo từng cành, bó mạch hóa nâu chứa dịch nhờn màu trắng đục. Điều kiện nhiệt độ 27 - 35oC, mưa nhiều, mưa to thích hợp cho vi khuẩn phát triển, xâm nhập qua vết thương vào cây (rễ, thân và cuống lá) do chăm sóc, do côn trung, tuyến trùng… Bệnh hại nặng ở vụ sớm. Nguồn bệnh cho năm sau là vi khuẩn trong đất và tàn dư cây bệnh của năm trước.
- Bệnh xoăn lá: Bệnh do virút gây ra, khiến cho ngọn xoăn vàng, nhăn nheo; màu lá vàng xanh xen kẽ; lá nhỏ, dị hình. Cây bị bệnh ở giai đoạn đầu sẽ khiến cây còi cọc, vẫn ra củ nhưng củ nhỏ. Bệnh lan truyền bằng dịch cây, củ giống, hạt giống, qua tàn dư cây bệnh vụ trước, do bọ phấn chích hút truyền bệnh. Bệnh thường xảy ra trong vụ sớm, điều kiện nhiệt độ 28-35oC.
Biện pháp phòng trừ tổng hợp với các loại bệnh hại:
+ Luân canh với cây lương thực và rau, màu khác họ.
+ Dùng giống sạch bệnh. Trồng với mật độ thích hợp, không trồng quá dày.
+ Phải bón phân chuồng hoai mục. Bón cân đối NPK, tăng lượng phân Kali và bổ sung Magiê, vào vụ mưa phải giảm lượng đạm bón. Tăng cường bón vôi.
+ Quá trình chăm sóc, vun xới tránh tạo vết thương cho cây. Khi phát hiện cây bệnh, phải nhổ bỏ ngay và đem đi nơi khác tiêu hủy.
+ Sau khi thu hoạch làm tốt công tác vệ sinh đồng ruộng thu gom các tàn dư đem chôn, tiêu hủy xa ruộng.
- Phòng trừ bằng thuốc hóa học: + Phòng trừ bọ phấn truyền bệnh vi rút bằng thuốc Regent, Trebon....
+ Phòng bệnh mốc sương: khi thấy điều kiện thời tiết thuận lợi phát sinh bệnh cần phun phòng bằng các loại thuốc nội hấp
+ Bệnh xoăn lá: do vi rút gây ra nên hiện chưa có thuốc đặc trị. Biện pháp hữu hiệu là quản lý con đường lây lan bệnh bằng các biện pháp đồng bộ.
Bài tiếp theo, Thaibinhtv.vn giới thiệu cách thu cách thu hoạch và bảo quản khoai tây.
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình thảo luận tại tổ 10 gồm: đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang, về dự án Luật Thuế...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Chiều 17.11, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...