Kỹ thuật chăm sóc và phòng bệnh cho cây ớt

Thứ 4, 09/11/2016 | 16:21:57
6,536 lượt xem

Cây ớt là một trong số các loại cây mang lại hiệu quả kinh tế cao được người dân tại các huyện Quỳnh Phụ, Thái Thụy (hái Bình) chọn là cây chủ lực trong vụ đông, nay được nhiều nông dân ở các địa phương khác trong tỉnh Thái Bình tiếp tục mở rộng diện tích trồng. Để trồng ớt hiệu quả, Thaibinhtv.vn tiếp tục giới thiệu các biện pháp, chăm sóc và bảo vệ ớt như sau:

Làm cỏ cho cây ớt trồng.

 * Chăm sóc ớt:

- Tưới nước: Mùa mưa cần đảm bảo thoát nước tốt, mùa nắng phải tưới nước đầy đủ. Tưới rãnh (tưới thấm) là phương pháp tốt nhất, tiết kiệm nước, không văng đất lên lá, giữ ẩm lâu, tăng hiệu quả sử dụng phân bón. Trong thời gian cây ra hoa và kết trái cần cung cấp đủ nước để ngăn ngừa rụng bông rụng trái. Tưới quá ẩm hay để quá khô hạn dễ xảy ra các trường hợp sau: Rụng hoa, rụng trái; cây phát triển kém; giảm số bông, giảm chất lượng trái, năng suất thấp

- Tỉa nhánh: Tỉa bỏ các cành, lá dưới điểm phân cành để cây ớt phân tán rộng và gốc được thông thoáng, hạn chế sâu bệnh phát triển – cho năng suất cao. Nên tỉa cành lúc nắng ráo. 

- Làm giàn: Giàn được làm bằng cây hay dây ni lông. Giàn giữ cho cây đứng vững, dể thu trái, kéo dài thời gian thu hoạch, hạn chế trái bị sâu bệnh do đỗ ngã. Mỗi hàng ớt cắm 2 trụ cây lớn ở 2 đầu, dùng dây căng dọc theo hàng ớt nối với 2 trụ cây, khi cây ớt cao tới đâu căng dây tới đó để giữ cây đứng thẳng.

Cây ớt mang nhiều trái gặp gió mạnh dễ đổ ngã, nên cắm le (cây le dài khoảng 1m) chống đỡ, mỗi cây ớt cắm một cây le, cắm xiên buộc vào thân chính, có thể dùng dây nylon giăng dọc theo hàng để đỡ cành mang trái, hạn chế cành bị gãy khi mang trái nặng.

* Bón phân

-  Lượng phân bón (500m2):

+ Phân chuồng:   500 - 1.000kg             + NPK: 27- 29kg

+ Phân lân:               25kg                      + Kali:        10kg

+ Vôi:                       50kg                      + Urê:         10kg

+ Ca(N03)2:               6kg

- Cách bón:

+ Bón lót (Trước khi trồng): 50kg vôi và  500 -1.000kg phân chuồng hoai, 25kg super lân, 1,5kg Kali, 1kg Calcium nitrat, 5 - 7kg phân NPK (16-16-8). Sử dụng màng phủ nông nghiệp để hạn chế cỏ dại, sâu bệnh, giảm hao hụt phân bón, nước tưới

- Bón phân thúc: Phân nên chia làm 4 lần bón: (Có thể kéo dài hơn tuỳ theo thời gian thu hoạch).

+ Lần 1: 20 - 25 ngày sau khi trồng: 2kg Urê + 1,5kg Kali + 5kg NPK (16-16-8) + 1kg Calcium nitrat.

+ Lần 2: Khi ớt đã đậu trái đều: 3kg Urê + 2,5kg Kali + 5kg NPK (16-16-8) + 1kg Calcium nitrat.

+ Lần 3: Khi bắt đầu thu trái: 3kg Urê + 2,5kg Kali + 7kg NPK (16-16-8) + 1,5kg Calcium nitrat.

+ Lần 4: Khi thu hoạch rộ: 2kg Urê + 2kg Kali + 5kg NPK (16-16-8) + 1,5kg Calcium nitrat.

* Phòng ngừa sâu bệnh

Sâu hại: - Rầy lửa, bọ trỉ, bù lạch

– Sâu xanh đục quả (Heliothis armigera): Thành trùng là bướm đêm, kích thước to, thân mập nhiều lông, cánh màu vàng sáng, giửa cánh có một chấm đen to và một chấm trắng nằm cạnh nhau. Trứng đẻ thành ổ có phủ lông vàng; một bướm cái đẻ 200-2000 trứng. Ấu trùng là sâu có nhiều lông, màu sắc thay đổi từ màu hồng, xanh, xanh vàng đến nâu đen theo môi trường sống. Sâu ở phía ngòai thò đầu vào bên trong phá hại búp non, nụ hoa, cắn điểm sinh trưởng, đụt thủng quả từ khi còn xanh cho đến lúc gần chín làm thối trái. Nhộng màu nâu đỏ nằm trong lá khô hoặc trong đất.

– Bọ phấn trắng (Bemisia tabaci): Thành trùng màu trắng bóng, dài 3-4 mm, bay chậm, hình dáng giống như bướm. Âu trùng rất giống rệp dính, màu trắng trong, được phủ một lớp sáp, ít bò, thường cố định một chổ chích hút mô cây. Trứng, ấu trùng và thành trùng luôn luôn hiện diện ở mặt dưới lá trên các loại cây ăn trái, bầu bí, dưa, cà, ớt, bông vãi, thuốc lá. Ấu trùng và thành trùng đều chích hút làm lá biến vàng, cây mau suy yếu, giảm năng suất và truyền bệnh siêu trùng như rầy mềm. Bọ phấn trắng phát triển nhanh trong điều kiện nóng và khô, rất dễ quen thuốc khi phun ở nồng độ cao, hoặc phun thường xuyên định kỳ.

Trong tự nhiên có nhiều loài ong ký sinh trên ấu trùng bọ phấn trắng. Thuốc hiệu quả là Admire, Confidor, phun ở mặt dưới lá.

– Rầy nhớt, rầy mềm (Aphis spp.)

Còn được gọi là rầy mật, cả ấu trùng lẫn thành trùng đều rất nhỏ, dài độ 1-2mm, có màu vàng, sống thành đám đông ở mặt dưới lá non từ khi cây có 2 lá mầm đến khi thu hoạch, chích hút nhựa làm cho ngọn dây dưa chùn đọt và lá bị vàng. Rầy truyền các loại bệnh siêu vi khuẩn như khảm vàng. Chúng có rất nhiều thiên địch như bọ rùa, dòi, kiến, nhện nấm.. nên chỉ phun thuốc khi nào mật số quá cao ảnh hưởng đến năng suất. Phun các loại thuốc phổ biến rầy mềm như Trebon, Bassa.

- Sâu ăn tạp, sâu ổ, sâu đàn (Spodoptera litura): Các loại sâu này khi làm đất nên làm đất kỹ trước khi trồng vụ sau để diệt sâu và nhộng còn sống trong đất, xử lý đất bằng thuốc hạt. Có thể ngắt bỏ ổ trứng hay bắt sâu non đang sống tập trung.

– Nên thay đổi loại thuốc thường xuyên, phun vào giai đoạn trứng sắp nở sẽ cho hiệu quả cao: Sumicidin 10EC, Cymbus 5EC, Karate 2.5EC, Decis 2.5 EC… 1-2%o có thể pha trộn với Atabron 5EC từ 2-3 cc/bình xịt 8 lít.

* Bệnh hại:

– Bệnh héo cây con: Bệnh thường gây hại cây con trong líp ương hoặc sau khi trồng khoảng một tháng tuổi. Vết bệnh thường xuất hiện ở phần thân ngay trên mặt đất, nấm tấn công vào gốc làm gốc cây bị thối nhũn và cây bị gãy gục, phần cây bên trên vết bệnh vẫn còn tươi xanh, sau đó cây mới bắt đầu héo. Bệnh phát triển mạnh khi ẩm độ cao, nấm lưu tồn trên thân luá, rơm rạ, cỏ dại, lục bình, hạch nấm tồn tại trong đất sau mùa gặt lúa. Biện pháp phòng trừ nên phun các loại thuốc phòng trừ hiệu theo hướng dẫn của các ngành Bảo vệ thực vật địa phương.

– Bệnh héo chết cây do vi khuẩn : Bệnh thường gây hại khi cây đã trưởng thành, hoặc khi cây bắt đầu mang trái. Đầu tiên các lá ngọn bị héo vào buổi trưa, và tươi lại vào buổi chiều mát, sau vài ngày cây bệnh chết hẳn, không còn khả năng hồi phục, bộ rễ không phát triển. Đối với bệnh do vi khuẩn cần nhổ và tiêu hủy cây bệnh; dùng vôi bột rãi vào đất, hoặc dùng các thuốc đặc trị.

Phun thuốc phòng trừ bệnh cho ớt đông.

– Bệnh thán thư do nấm Colletotrichum sp. Bệnh thường gây hại trên trái đang hay đã chín trong điều kiện có mưa nhiều, hoặc ẩm độ không khí cao. Vết bệnh lúc đầu hình tròn, úng nước, hơi lõm xuống, sau đó lan dần ra, tâm vết bệnh có màu nâu đen, viền màu nâu xám, bên trong có nhiều vòng đồng tâm và có những chấm nhỏ li ti màu đen nhô lên cao. Bệnh gây hại chủ yếu trên trái làm trái mất thương phẩm. Ở đồng bằng sông Cửu Long bệnh phát triển và lây lan mạnh vào mùa mưa, nhất là vào các tháng 7, 8, 9 dl. Nấm bệnh tồn tại rất lâu trong đất, trên cây và trong hạt cây bệnh. Các thuốc Copper B, Manzate, Mancozeb, Antracol, Ridomil được sử dụng rộng rãi để trừ bệnh này. Tuy nhiên, bệnh khó phòng trị trong mùa mưa và vì bịnh chỉ xuất hiện rất trễ khi trái chín. Hiện nay biện pháp trồng giống kháng bệnh như ớt hiểm trong mùa mưa là kinh tế nhất.

– Bệnh héo muộn do nấm Phytophthora infestan: Bệnh gây hại trên thân, lá và trái. Vết bệnh lúc đầu có màu xanh úng nước, sau đó chuyển sang màu nâu đen. Nếu trời ẩm bên dưới vết bệnh có tơ màu trắng bao phủ; nếu thời tiết khô thì vết bệnh khô dòn, dễ vở. Bệnh thường xuất hiện ở cuống trái, bệnh nặng làm trái dễ rụng.

Lưu ý: Không trồng ớt liên tục nhiều năm trên cùng một ruộng.

Bài tiếp theo, Thaibinhtv.vn hướng dẫn cách thu hoạch ớt. 

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận tại Tổ về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận tại Tổ về các dự án Luật

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình thảo luận tại tổ 10 gồm: đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang, về dự án Luật Thuế...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...