Để đảm bảo việc thu hoạch sản phẩm măng tây đều đặn hàng ngày với năng suất và chất lượng cao người trồng cần phải thường xuyên tưới tiêu và cung cấp dinh dưỡng cho cây một cách hợp lý.
Thông thường cứ 03 tháng ta tiến hành bón phân trùn quế hoặc phân chuồng ủ hoai có bổ xung lân. 10 ngày/1 lần phải bón phân NPK và phân bón vi sinh bón lá như: WEHG, GA3, Agrostim,… để kích thích cây sinh trưởng trổ nhiều măng. Cần phải kết hợp với chế phẩm sinh học Trichoderma để khử tuyến trùng giúp hạn chế các mầm bệnh gây hại cho cây. Với việc dùng phân hữu cơ sẽ giúp măng tây tăng khả năng phát triển, thúc đẩy quá trình cung cấp dinh dưỡng cho cây, tăng sản lượng và chất lượng, thời gian thu hoạch và tuổi thọ của măng.
Quá trình bón phân chia làm 4 giai đoạn (Diện tích là: 1 ha)
Giai đoạn bón lót
Bón phân trước khi trồng. Cần khoảng 30 tấn phân trùn quế hoặc phân chuồng ủ hoai có bổ xung vi sinh và lân Đối với đất không tơi xốp thì cần thêm khoảng 30 tấn chất độn như tro trấu, xơ dừa,…đã được khử nước vôi). Kết hợp dùng chế phẩm Trichoderma và 3 tạ NPK.
Giai đoạn bón thúc
- Sau khi trồng 15 ngày: Bón thúc 150kg NPK 15-15-15. Vun đất cao 5cm đậy gốc bảo vệ rễ, kết hợp phun thuốc phòng ngừa bệnh nấm và sâu hại. Tránh phun thuốc cỏ, sẽ làm cháy lá măng non. Khi cây con cao dần ta dùng cọc tre hoặc cột bê tông có chiều cao: 1,2m đường kính: 5cm. Tiến hành đóng cọc 2 đầu luống rồi dùng dây nilon hoặc dây điện thoại hỏng căng đôi kẹp lỏng giữa thân cây, giữ cây luôn thẳng. Tuy theo sự phát triển của chiều cao thân măng ta nâng đôi dây lên dần.
- Sau khi trồng được 30 ngày: Khi cây phát triển nhiều thân mới, xối đất làm sạch cỏ. Bón thúc 150kg NPK 16-16-8. Vun đất cao 5cm đậy gốc bảo vệ cổ rễ và giữ mặt luống đất trồng khoảng 80cm so với mặt đất tự nhiên. Phun thuốc phòng ngừa nấm và sâu bệnh. Luôn giữ cây đứng thẳng để cây lấy được ánh nắng toàn phần tạo điều kiện tốt cho bộ lá quang hợp tổng hợp chất hữu cơ nuôi dưỡng cây và bộ rễ.
- Sau khi trồng được 45 ngày:
Cây phát triển thêm nhiều thân mới. Cắt tỉa những cây nhỏ chọn giữ lại khoảng 3-5 cây mẹ khỏe mạnh trên 1 bụi. Tỉa bỏ cây bị sâu bệnh và cây bị nghiêng ngả, cây già yếu. Xới đất làm cỏ rồi bón thúc 200kg NPK 15-15-15. Vun đất cao 5cm đậy gốc bảo vệ bộ rễ. Giữ độ cao của mặt luống khoảng 80cm so với mặt đất. Phun thuốc nấm và sâu bệnh gây hại. Cần giăng thêm dây giữ cây hoặc năng dần dây đôi theo chiều cao thân măng.
- Sau khi trồng được 120 ngày:
Cây phát triển thêm nhiều thân mới. Chọn giữ lại 3 cây mẹ khỏe mạnh trên bụi, tỉa bỏ cây bị sâu bệnh, cây già và cây nhỏ. Xới đất, làm sạch cỏ rồi bón thúc 300kg NPK 16-16-8. Vun đất cao 5cm rồi đậy gốc bảo vệ cổ rễ. Giữ độ cao mặt luống khoảng 80cm so với mặt đất tự nhiên. Phun thuốc ngừa nấm và sâu hại. Giữ cây luôn đứng thẳng để lấy được ánh nắng toàn phần
- Sau khi trồng được 135 ngày:
Giai đoạn này cây bắt đầu cho lứa măng tơ đầu tiên. Ta quan sát thấy cây mẹ phát triển tốt, đường kính gốc khoảng gần 1cm, lá chuyển sang màu xanh đậm thì giữ lại 3 cây mẹ khỏe mạnh trên 1 bụi. Tiến hành cắt bỏ cây bị sâu bệnh, cây bị nghiêng ngả, cây già yếu và cây nhỏ và cành lá phát sinh ở phần gốc khoảng 50cm để thông gió. Xới đất làm sạch cỏ rồi bón thúc 400kg NPK 21-7-14, vun đất cao 5cm rồi đậy gốc lại bảo vệ bộ rễ. Vẫn đảm bảo độ cao của mặt luống so với mặt đất tự nhiên là 80cm. Phun thuốc phòng ngừa nấm và sâu bệnh.
Khi thu hoạch lứa măng tơ mỗi ngày, được khoảng 15 ngày thì bón thúc 300kg NPK21-7-14; thu tiếp 15 ngày thì tạm ngừng thu hoạch. Tránh cây bị mất sức làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của đợt thu tiếp theo.
Giai đoạn bón phân trong chu kỳ dưỡng cây mẹ thay thế
- Khi tạm ngưng thu hoạch lứa măng tơ 15 ngày khi quan sát cây mẹ trẻ thay thế đủ lớn, tiến hành nhỏ 3 cây mẹ già yếu cũ. Xới đất, làm sạch cỏ non rồi bón thúc 400kg NPK 15-15-15. Vun đất cao 5cm đậy gốc bảo vệ cổ. Chiều cao luống so với mặt đất tự nhiên khoản 80cm. Phun thuốc phòng ngừa nấm và sâu bệnh.
- Khoảng 20 ngày sau, khi ta quan sát đường kính thân cây mẹ mới khoảng 1cm, bộ lá chuyển sang màu xanh đậm thì tiến hành cắt tỉa bớt ngọn măng giữ ở độ cao 1,2m. Bón thúc 12 tấn phân trùn quế có ủ lân hoặc phân chuồng ủ hoai. Kết hợp với chế phẩm sinh học Trichoderma+ 400kg NPK 21-7-14. Vun đất cao 5cm đậy gốc lại rồi phun thuốc phòng trừ nấm bệnh và sâu hại.
- Sau khi cắt hạ ngọn khoảng 10 ngày, cây bắt đầu cho ra lứa măng mới. Thu hoạch lứa măng này kéo dài khoảng 2 tháng thì cho nghỉ dưỡng cây mẹ thay thế.
- Sau khoảng 1 tháng dưỡng cây mẹ mới thì ta sẽ thu hoạch lứa măng thứ 3 này khoảng 3 tháng. Cứ như vậy cho các đợt cây mẹ mới tiếp theo.
Giai đoạn bón phân trong chu kỳ thu hoạch măng
Trong một chu kỳ thu hoạch măng kéo dài khoảng 3 tháng. Cần tiến hành bón thúc phân đều đặn 15 ngày/lần với 400kg NPK 21-7-14. Tùy theo sự phát triển của cây mà ta có thể sử dụng thêm các chế phẩm sinh học bón lá (WEHG,Agrostim, GA3,…) để kích thích cây măng phát triển cho nhiều măng cũng như chất lượng măng tốt hơn.
Bài tiếp theo, Thaibinhtv hướng dẫn cách chăm sóc và phòng, chống các bệnh cho cây măng tây xanh.
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình thảo luận tại tổ 10 gồm: đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang, về dự án Luật Thuế...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Chiều 17.11, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...