Để cây vụ đông ưa ấm sinh trưởng phát triển, chống chịu tốt, trỗ cờ phun râu, ra hoa kết quả thuận lợi, bà con cần lưu ý chăm sóc.
1. Nước
Các loại cây trồng vụ đông ưa ấm đều không chịu được úng nên nếu gặp mưa đầu vụ phải tiêu thoát nước nhanh giúp cho ngô không bị huyết dụ, bầu bí không bị thối rễ, chết dột và đảm bảo được mật độ.
Trong quá trình sinh trưởng phát triển chỉ cần độ ẩm vừa phải.
Khi ngô trỗ cờ phun râu, khi bầu bí ra hoa cây cần nhiều nước. Cần đảm bảo đủ ẩm, Tốt nhất nên tưới rãnh, tưới xong tháo nước ngay.
2. Phân bón
Thời kỳ cây con là thời kỳ quan trọng, cần phải bón sớm để cây có dinh dưỡng, sinh trưởng phát triển tốt, tránh được các bệnh huyết dụ, lở cổ rễ... Bà con nên ngâm lân với nước phân chuồng hoặc nước giải 1-2 ngày rồi hòa loãng để tưới cho cây khoảng 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 3-4 ngày.
Nên dùng các loại phân NPK chuyên thúc để bón cho ngô, bí... như loại 12:5:10 , 16:16:8, 15:15:15 với lượng 16-18 kg/sào, thâm canh cao 20 kg/sào. Cụ thể:
Cây ngô: Có các thời kì khủng hoảng dinh dưỡng là 6 lá, 9 lá, 12 lá vì vậy cần bón phân cho ngô
Lần 1 khi cây có 4 -5 lá bón 1/2 lượng phân thúc.
Lần 2 khi cây 7-9 lá bón 1/4 lượng phân thúc.
Lần 3 trước khi cây xoáy nón, bón hết lượng phân còn lại.
Để tránh bị xót phân, nên bón phân vào giữa 2 cây, cách gốc từ 10-12 cm. Bón xong kết hợp với vun gốc.
Cây bí xanh: Khi cây có 5-6 lá (cây ngả ngọn bò) cần định hướng để dây bò vào luống đồng thời bón xung quanh gốc 10kg phân thúc/sào kết hợp vun gốc.
Khi cây bắt đầu ra hoa thì bón hết lượng phân thúc còn lại.
3. Một số biện pháp chăm sóc khác:
Cây ngô: Nếu điều kiện thời tốt, diện tích trồng ngô lớn: tiến hành rút bớt cờ ngô ngay khi cờ bắt đầu nhú lên. Rút cờ 3-5 hàng để lại 1 hàng. Biện pháp này có tác dụng làm giảm che lấp ánh sáng, dinh dưỡng được tập trung nuôi hạt và đặc biệt hạn chế được rệp cờ mà vẫn đảm bảo đủ lượng hạt phấn cho quá trình thụ phấn của ngô.
Cây bí xanh: Khi cây vươn dài khoảng 1m tiến hành bấm ngọn tạo 2 nhánh bơi chèo. Bà con cần định hình quả, mỗi nhánh chỉ cần để 1 quả ở lá thứ 13-17.
Hái bỏ những quả khi mới đậu bị dị dạng và tỉa bỏ các nhánh ra ở sau vị trí đậu quả.
Có thể dùng đất chặn ngang 1 số đốt thân để bí ra rễ bất định tăng khả năng hút dinh dưỡng của cây.
Khi cây bò kín ruộng hoặc bắt đầu ra hoa có thể rắc vôi lên lá có tác dụng diệt nấm bệnh, vỏ quả lại dày hơn bảo quản lâu hơn.
Vì bầu bí có hoa to, hoa đực hoa cái riêng, thụ phấn nhờ ong bướm là chủ yếu nên giai đoạn ra hoa bà con không nên sử dụng thuốc Trừ sâu bệnh. Tuy nhiên với những hộ có ít diện tích và để quả đẹp, tỉ lệ đậu quả cao thì bà con nên thụ phấn bổ sung cho bí. Vào 9-10h sáng, chọn hoa đực mới nở, bẻ hết cánh hoa lấy chùm nhị đem thụ phấn cho hoa cái.
4. Về phòng trừ sâu bệnh
Cây ngô: Bệnh huyết dụ xuất hiện ở giai đoạn cây con do 2 nguyên nhân chính là thiếu dinh dưỡng hoặc bộ rễ ngô bị tổn thương. Bà con nên khắc phục bằng cách tưới lân ngâm nước giải và phun các chế phẩm kích thích ra rễ khoảng 3-4 ngày tưới và phun phân 1 lần.
Bệnh khô vằn: bà con tiến hành tuốt bỏ lá chân ngay sau khi thâm râu và dùng thuốc trừ khô vằn như Validacin, Anvill để phun vào gốc cây.
Khi cây trỗ cờ phun râu thường bị rệp bà con phun phòng bằng thuốc Actara 25WG.
Sâu đục thân, đục bắp: dùng thuốc Vitako, peran... phun ngang thân cây tập trung vào khu vực bắp ngô hoặc thả thuốc hạt Basudil 10H, Vibasul 5H .. thả 2-3 hạt vào nõn cây.
Cây bí xanh: Bệnh sương mai, chết chạy dây có thể dùng Rhidomil 0,1-0,2% hoặc Score.
Bệnh phấn trắng: trên lá có lớp phấn trắng bao phủ làm giảm khả năng quang hợp.
Có thể dùng Bayleston 0,1%, Bavistyl 0,1%
Các loại thuốc sử dụng theo hướng dẫn trên bao bì.
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình thảo luận tại tổ 10 gồm: đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang, về dự án Luật Thuế...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Chiều 17.11, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...