Cách sản xuất thức ăn tự chế

Thứ 5, 06/10/2016 | 09:08:07
1,040 lượt xem

Để chủ động về nguồn thức ăn chăn nuôi, tận dụng nguồn phụ phẩm nông nghiêp, nhiều hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Thái Bình đã tự sản xuất thức ăn chăn nuôi. Việc tự sản xuất thức ăn không những giảm được chi phí, tăng lợi nhuận mà qua đó còn cung cấp thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng. Trong quá trình sản xuất thức ăn viên tự chế cần lưu ý một số vấn đề sau:

Sản xuất thức ăn chăn nuôi.

1. Lựa chọn máy nghiền, máy đùn ép viên

- Đối với chăn nuôi quy mô nhỏ, chăn nuôi nông hộ bà con có thể lựa chọn máy nghiền đa năng sử dụng điện một pha (Môden TTP 70 – Năng suất 70 kg nguyên liệu/h, công suất máy 3 – 3,5 kw hoặc các loại máy nghiền khác), máy ép đùn môden MDTTP 70 (năng suất 70 kg nguyên liệu/h, công suất máy 3 – 3,5 kw). Yêu cầu nguồn điện một pha, điện thế ổn định 200 - 220 v.

- Đối với chăn nuôi quy mô lớn, nên dùng các máy có công suất lớn hơn từ 5 kw – 15 kw, sử dụng điện ba pha.

2. Chuẩn bị nguyên liệu:

Hạt đậu làm nguyên liệu.

- Lựa chọn nguyên liệu: các nguyên liệu được lựa chọn phù hợp với công thức phối trộn và đảm bảo chất lượng, có màu sắc mùi vị đặc trưng; không bị mốc... tại địa phương Thái Bình có một số nguyên liệu chính như ngô, thóc, cám gạo, đỗ tương, các loại khoai, sắn, cá tạp, rau xanh...

Nguyên liệu cá đã làm mắm .

- Sơ chế nguyên liệu: một số loại nguyên liệu thức ăn trước khi nghiền phải được sơ chế để dễ tiêu hóa như: Đậu tương phải rang chín; vỏ sò, vỏ hến phải nung nóng…

- Nghiền các loại nguyên liệu khô cứng: như thóc, ngô, đậu tương, lạc, cá khô, vỏ sò, vỏ hến...

Rang chín hạt đậu tương.

- Nguyên liệu tươi (cá tạp) được trộn với cám ngô hoặc cám gạo đảm bảo độ ẩm và nghiền nhuyễn bằng máy trộn ép đùn.

- Rau xanh cần cắt nhỏ.

3. Phối trộn nguyên liệu trước khi ép đùn tạo viên:

Thức ăn hỗn hợp được sản xuất.

- Xây dựng công thức hỗn hợp thức ăn trước khi phối trộn. Công thức xây dựng phải đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của gia súc gia cầm theo từng giai đoạn.

Chú ý: tuyệt đối không được dùng chất cấm để phối trộn thức ăn.

- Cân nguyên liệu đã được sơ chế theo công thức phối trộn và trộn đều với nhau. Cho thêm nước để đảm bảo độ ẩm thành hỗn hợp cuối cùng. Ủ khoảng 15 – 20 phút cho nguyên liệu ngấm đều.

Yêu cầu: nguyên liệu khi qua máy đùn ép viên bị nung nóng nên premix Vitamin không được trộn vào hỗn hợp nguyên liệu. Bà con nên hòa vào nước cho vật nuôi uống.

4. Các bước thao tác máy và đùn ép viên thức ăn:

- Tiến hành kiểm tra nguồn điện và vận hành thử máy. Khi máy chạy ổn định mới cho nguyên liệu vào.

- Kiểm tra viên thức ăn đùn ra, viên mịn không bị nhão là đạt yêu cầu.

- Nếu hỗn hợp nguyên liệu quá khô (viên thức ăn không mịn) gây kẹt máy, ta phải ngừng chạy máy và bổ sung nước sạch hoặc rau xanh băm nhỏ vào hỗn hợp...

- Cám viên đùn xong có thể cho ăn ngay hoặc đem phơi, sấy khô. Cám khô được bảo quản và dùng trong 3 – 4 ngày.

- Vệ sinh máy: khi đùn xong nguyên liệu, bà con tháo rời mắt sàng và lưỡi dao, tiếp tục cho máy chạy và cho vào phễu đùn một ít trấu khô để vệ sinh máy. Lau sạch nguyên liệu dính trên các bộ phận để tránh mốc.

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận tại Tổ về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận tại Tổ về các dự án Luật

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình thảo luận tại tổ 10 gồm: đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang, về dự án Luật Thuế...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...