Cây bí xanh một trong những cây trồng chủ lực trong vụ đông hiện nay, bởi nhiều ưu điểm như: thời gian sinh trưởng ngắn, dễ thích nghi, dễ trồng và hiệu quả kinh tế cao. Để trồng bí đúng kỹ thuật, cho năng suất cao, thaibinhtv.vn xin giới thiệu với bà con kỹ thuật trồng bí xanh vụ đông trên chân đất hai lúa.
1. Thời vụ
Bầu bí là cây ưa ấm, nhất là khi ra hoa cần điều kiện thời tiết nắng ấm mới đậu quả. Vì vậy vụ đông trồng được càng sớm càng tốt. Bà con nên gieo hạt từ 1 - 15/9, tốt nhất đưa cây ra ruộng trong tháng 9, muộn nhất đến ngày 10/10.
2. Giống
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại bí xanh có năng suất cao, chất lượng tốt được thị trường ưa chuộng như giống bí xanh số 1, bí xanh số 2 của Viện cây lương thực - cây thực phẩm. Giống bí xanh số 2 có thời gian sinh trưởng trên 100 ngày, dài hơn bí xanh số 1 khoảng 5 - 7 ngày nhưng chất lượng ngon, chịu rét khá hơn, năng suất cao, có thể bảo quản lâu hơn mà không ảnh hưởng đến chất lượng. Lượng giống cần cho 1 sào khoảng 15 - 20g, đảm bảo từ 320 - 350 cây/sào.
3. Chăm sóc bầu:
Để đảm bảo thời vụ trồng, rút ngắn thời gian cây con trên đồng ruộng nên làm bầu cho bí xanh. Đến thời điểm này bà con đã làm bầu và chuẩn bị đưa bầu ra ruộng. Xin lưu ý cách chăm sóc bầu như sau:
- Bà con nên dùng lưới đen để che nắng, hoặc nilon trắng che mưa cho bầu
- Thường xuyên tưới ẩm, không tưới mạnh để lộ hạt.
- Dùng lân ngâm với nước giải pha loãng để tưới cho cây con
- Tốt nhất cứ 4 - 5 ngày bà con tưới 1 lần bằng thuốc validacin hoặc Anvil sẽ hạn chế được nấm bệnh hại cây con
- Khi cây con có 1,5 - 2 lá thật đem trồng là tốt nhất.
Nếu chưa giải phóng được ruộng nên bổ sung dinh dưỡng cho cây con bằng lân ngâm nước giải pha loãng để tưới.
- Trước khi trồng ra ruộng 1 -2 ngày nên phun thuốc sâu kết hợp với thuốc Validacin để phòng chống sâu bệnh.
4. Kỹ thuật làm đất trồng
Cần chọn đất trồng bí ở nơi cao ráo, dễ thoát nước
- Đối với ruộng giải phóng đất sớm bà con lên luống rộng khoảng 4 m, vét rãnh sâu 25 - 30 cm, rộng 30 - 40 cm, bố trí theo hướng nước chảy để tiện tháo nước
- Đối với ruộng chưa giải phóng được đất: tháo cạn nước trước khi đưa bí ra trồng. Theo kinh nghiệm của một số nơi bà con cấy 5-6 hàng lúa bằng các giống có TGST ngắn để gặt sớm lấy chỗ đặt bí. Cứ khoảng 4 m gặt 5-6 hàng lúa sau đó cuốc một đường ở giữa để tạo rãnh, đồng thời lấy đất phủ xung quanh bầu và lấp phân sau này, hai bên rãnh là 2 mép luống trồng 2 hàng bí để khi bí ngả ngọn bò quay ngọn về giữa luống.
5. Phân bón lót
Đối với bí xanh càng nhiều phân chuồng hoặc các loại phân hoai mục thì càng tốt. Mỗi sào cần bón lót: 3 - 4 tạ phân chuồng hoặc 10 - 12 kg phân vi sinh Azotobacterin; 15 - 20 kg lân; 2-3 kg đạm.
- Cách bón: Bón lót toàn bộ phân chuồng hoặc phân vi sinh + lân + đạm. Trong trường hợp gặp mưa to, đất ướt có thể để phân đạm hoà tưới sau trồng.
Có thể bón lót bằng các loại phân NPK dễ tiêu cây hấp thụ ngay như NPK 5:10:3, lượng 20 - 25 kg/sào
Bà con nên bón thêm 15 - 20 kg vôi bột để hạn chế nấm bệnh và giúp vỏ bí cứng chắc, bảo quản được lâu hơn
- Vì rễ bí ăn ngang, nên phân lót cần đựơc bón xung quanh bầu. Trước khi đặt bầu cần lót một lớp đất bột. Tuyệt đối không đặt bầu trực tiếp lên phân.
6. Kỹ thuật trồng cây ra ruộng
- Sau khi bón phân lót xong, bà con tiến hành trồng 2 hàng cách mép luống 25 - 30 cm, sao cho cây × cây 30 - 35 cm, đảm bảo mật độ 320 - 350 cây/sào
- Khi trồng cần làm nhẹ nhàng, tránh làm vỡ bầu, đứt rễ
7. Chăm sóc bí giai đoạn đầu
- Sau trồng cần tưới nước đủ ẩm giúp bí nhanh bám đất, để kích thích rễ phát triển tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng, sau trồng 2 - 3 ngày dùng lân Supe ngâm nước giải pha loãng tưới cho cây.
- Kết hợp xới xáo nhẹ cho thoáng gốc, dặm tỉa cây chết.
- Sau trồng nếu gặp mưa phải tiêu thoát nước nhanh giúp cho cây không bị thối rễ, chết dột, đảm bảo được mật độ.
- Nếu trời nóng xen kẽ mưa cây dễ bị bệnh lở cổ rễ, có thể dùng Validacin (nhật), Anvil... để phun
- Sau khi thu hoạch lúa, vét rãnh hoàn thiện luống, rơm rạ khô trải ra ruộng để khi bí bò bám tua không bị gió lật và kê quả giúp mẫu mã quả đẹp hơn
- Khi cây được 5 - 6 lá thật (bắt đầu ngả ngọn bò), bón 4 -5 kg đạm + 3 - 4 kg Kaly. hoặc 7 - 8 kg NPK 16:16:8 hoặc 5 - 6 kg NPK 13:13:13 TE. Kết hợp vun lần 1. Đồng thời luôn giữ ẩm cho cây.
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình thảo luận tại tổ 10 gồm: đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang, về dự án Luật Thuế...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Chiều 17.11, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...