Xuất phát từ nhu cầu thị trường, từ năm 2012 đến nay, trên địa bàn huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình nhiều hộ nông dân mạnh dạn tìm kiếm các con vật nuôi mới để phát triển chăn nuôi theo mô hình trang trại. Trong đó, có mô hình nuôi gà Lai Mía thương phẩm của ông Nguyễn Hữu Mạnh, thôn Luật Trung, xã Quang Lịch.
Mô hình nuôi gà Lai Mía của ông Nguyễn Hữu Mạnh.
Dọc theo tỉnh lộ 458 tới xã Quang Lịch hỏi thăm đến trang trại gà của ông Nguyễn Hữu Mạnh, 58 tuổi, thôn Luật Trung ai cũng biết cái tên quen thuộc “ông Mạnh gà Mía”.
Đầu năm 2013, nhận thấy có thể làm kinh tế bằng nghề chăn nuôi gia cầm nên Nguyễn Hữu Mạnh (thôn Luật Trung, xã Quang Lịch, huyện Kiến Xương) quyết định chọn giống gà Lai Mía làm hướng phát triển kinh tế lâu dài cho gia đình. Trên khuôn viên rộng 850 m2 được chuyển đổi từ đất cấy lúa kém hiệu quả ông đã dành 300m2 xây dựng chuồng trại, diện tích còn lại trồng cây xanh tạo bóng mát cho trang trại. Để có con giống đảm bảo chất lượng, ông Nguyễn Hữu Mạnh đã lên Công ty cổ phần vật nuôi giống Phú Xuyên mua con giống về nuôi. Gà giống được ông thả với mật độ 10 con/m2. Không chỉ lựa chọn con giống chất lượng, ông Mạnh còn chịu khó tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm nuôi gà Lai Mía qua sách, báo, đài, ti vi… và đến trực tiếp các trang trại nuôi gà thành công trong tỉnh để tham quan, học tập.
Ông Mạnh chia sẻ cách nuôi gà Lai Mía hiệu quả với tác giả bài viết.
Ông Mạnh cho biết nuôi gà Lai Mía quan trọng nhất cần phải có kinh nghiệm lựa chọn con giống và kỹ thuật úm gà khi còn nhỏ. Trong quá trình nuôi, nước cho gà uống cũng phải sạch sẽ, không có nguồn bệnh và phải thay nước thường xuyên. Bên cạnh đó, công tác vệ sinh, phòng bệnh cho gà cũng rất quan trọng, ngoài tiêm phòng đầy đủ còn phải cho uống thuốc phòng bệnh, nếu thấy gà có dấu hiệu bị bệnh phải kịp thời cách ly để khỏi lây lan đến con khác. Vào những ngày mùa đông giá rét, cần cho ăn nhiều hơn và sưởi ấm kịp thời, mùa này gà cần nhiều năng lượng để hoạt động và tăng sức đề kháng.
Giống gà Lai Mía nuôi tại trang trại của gia đình ông Mạnh được lai giữa gà Ri (gà ta) và giống gà Lương Phượng. Do đó, gà trưởng thành nhanh hơn gà ta từ 15 - 20 ngày, chịu rét rất tốt và chất lượng thịt không kém gì so với gà ta nên rất dễ tiêu thụ. Sau 3 tháng 15 ngày, gà có thể đạt trọng lượng từ 1,8 - 2,2 kg/con và bắt đầu có thể xuất chuồng.
Gà Lai Mía thương phẩm của trang trại được các thương lái trong và ngoài tỉnh đến tận nơi thu mua. Hiện nay, trong trang trại của gia đình ông luôn duy trì từ 2.800 - 3.000 con gà thương phẩm. Trung bình mỗi năm thu nhập từ chăn nuôi gà theo mô hình trang trại đem lại lợi nhuận cho gia đình ông gần 100 triệu đồng. Không chỉ thành công trong mô hình trang trại, ông còn mở thêm dịch vụ ấp trứng vịt lộn để phục nhu cầu cho người dân trong xã.
Bằng việc mạnh dạn đầu tư, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, bước đầu thành công với mô hình nuôi gà Lai Mía theo mô hình trang trại, ông Nguyễn Hữu Mạnh, thôn Luật Trung là người đi đầu trong phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi để nhiều hộ nông dân học tập trong việc sản xuất các sản phẩm nông nghiệp phù hợp với nhu cầu thị trường cần, mang lại thu nhập cao.
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình thảo luận tại tổ 10 gồm: đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang, về dự án Luật Thuế...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Chiều 17.11, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...