Nhìn chung diện tích gieo sạ do thực hiện đúng quy trình kỹ thuật nên mật độ đảm bảo, sạch cỏ dại và giữ ẩm tốt. Tuy nhiên, còn một số ít diện tích bị chuột, ốc bươu vàng gây hại. Để gieo sạ đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao, trong thời gian tới, nông dân cần làm tốt một số biện pháp sau:
Lúa gieo sạ khi bị ngập nước cần tháo nước giữ mực nước phù hợp.
Chế độ nước tưới
Khâu điều tiết nước rất quan trọng đối với lúa gieo thẳng, nó quyết định đến tỷ lệ mọc, hiệu quả bón phân và phòng trừ sâu bệnh sau này.
- Sau khi gieo cần giữ ẩm mặt ruộng vừa giữ ấm cho cây con mọc nhanh, cứng cây đanh dảnh, rễ bám sâu hơn, đồng thời tăng hiệu lực diệt trừ cỏ. Nếu để ruộng quá khô hoặc trên mặt luống có nước cây mọc ít và chậm hơn, có mọc lên được cũng rất yếu.
- Khi cây đạt 2,5 - 3 lá thật đưa nước láng chân, bón nhử bằng NPK chuyên thúc cho lúa hoặc 2-3 kg đạm Ure/sào và tiến hành tỉa dặm đồng thời phòng trừ ốc bươu vàng. Kiểm tra ruộng nếu thấy mật độ cỏ lồng vực quá cao nên sử dụng thuốc trừ cỏ đặc trị. Tốt nhất diệt trừ sớm khi cây cỏ còn non.
- Khi cây lúa bắt đầu đẻ nhánh thực hiện phương thức tưới nông và giữ ẩm xen kẽ, để tạo điều kiện cho mùn giun phát triển, giúp lúa đẻ nhánh sớm, đẻ khỏe, đẻ tập trung; không để ruộng khô, mất lấm cỏ sẽ mọc nhiều hơn.
- Khi lúa đẻ nhánh kín đất tháo cạn nước để lộ chân chim giúp rễ lúa ăn sâu sẽ tăng khả năng chống đổ của cây.
Dặm tỉa:
Tiến hành dặm tỉa khi lúa gieo sạ ở mật độ dày.
Không nên để ruộng quá dày lúa sẽ đẻ ít, tỷ lệ bông hữu hiệu thấp sâu bệnh nhiều. Đồng thời, nên dặm vào những chỗ cây chết, cây yếu để sớm ổn định mật độ.
- Với lúa gieo thẳng áp dụng phương thức vãi tay cây cách cây khoảng 8 - 12 cm; sạ hàng khoảng 18 - 20 dảnh/m dài, đảm bảo 90 - 100 dảnh/m2 là vừa.
Nhìn chung việc tỉa dặm nên kết thúc trước khi cây lúa đạt 4 lá. Vì qua theo dõi thấy khi cây ra lá thứ 4 đã cho đẻ nhánh và những cây nhánh đẻ sớm sau này cho năng suất cao.
Phân bón và kỹ thuật bón phân:
Ngoài phân bón lót ra, bà con nên bón thúc bằng các loại phân NPK chuyên dùng có hàm lượng đạm và Kaly cao. Lượng khoảng 12-16 kg/sào. Để ứng phó với điều kiện vụ xuân ấm nên bón thúc làm 2 lần. Đặc biệt, những ruộng mỏng màu, hay mất nước thường xuyền như: Chân diệc mạ; chân cấy lúa xen màu. Các lần bón như sau:
Lần 1: Sau khi lúa ra lá non, nhổ lên có rễ trắng cần bón thúc ngay với lượng 7- 8 kg/sào.
Lần 2: Khi lúa đứng cái làm đòng bón hết lượng phân còn lại
Cần kiểm tra đồng ruộng nếu cuối vụ thấy lúa có hiện tượng đói ăn nên bón nuôi hạt bằng NPK, 1kg đạm +1 kg Kaly, hoặc phân bón qua lá KH, siêu Kaly…..
Để hạn chế hạn chế hiện tượng mất phân do bay hơi và rửa trôi cần bón phân thúc ngay khi mặt ruộng đủ ẩm. Bón xong một hai ngày sau mới đưa nước vào ruộng.
- Trừ cỏ dại: Cá biệt có 1 số diện tích do trước khi gieo không nhặt sạch gốc và thân cỏ nên mặc dù phun thuốc trừ cỏ nhưng cỏ vẫn mọc (thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm chỉ có tác dụng diệt hạt cỏ khi chưa nảy mầm), hoặc phun thuốc trừ cỏ không đúng kỹ thuật nên cỏ vẫn còn. Nếu cỏ ít thì kết hợp nhặt cỏ với cào sục bùn. Ruộng lúa có nhiều cỏ lá rộng các loại đã lớn cây cỏ cao 2-3 cm như: dền gai, dừa cạn, cỏ ớt, cỏ bợ, cỏ mực,... dùng thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm đặc trị loại cỏ hai lá mầm.
- Diệt trừ ốc bươu vàng: làm bẫy dẫn dụ ốc bươu vàng. Dùng mồi như xơ mít, đu đủ, dây lá khoai lang, lá khoai môn, bắp cải đặt ở những nơi có nhiều ốc vào buổi tối, sáng hôm sau ra thu gom. Khi đưa nước vào ruộng lúa cần sử dụng lưới chắn hoặc cắm đăng không cho ốc theo nước xâm nhập vào ruộng; giữ mực nước nông để hạn chế ốc bươu vàng gây hại. Chỉ sử dụng biện pháp hóa học khi mật độ ốc cao, gây hại nhiều và chỉ sử dụng các loại thuốc đặc trị ốc bươu vàng có độc tính thấp, ít ảnh hưởng đến môi trường.
Phun thuốc khi ruộng có mực nước nông từ 3-5 cm; giữ lớp nước này trong ruộng khoảng 1 tuần.
Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng phát hiện kịp thời sâu bệnh hại và phòng trừ theo hướng dẫn của Chi cục Bảo vệ thực vật.
Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra từ ngày 10/12 đến ngày...
Việc giải quyết KỊP THỜI những ý kiến, kiến nghị của cử Không những giúp...
Từ 1/7 vừa qua, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...