Trong những tháng đầu năm 2016, tình hình buôn bán, sử dụng các chất cấm trong chăn nuôi có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp. Chính vì vậy, người chăn nuôi cần biết để sản xuất ra sản phẩm an toàn phục vụ người tiêu dùng. Sau đây là hướng dẫn của bác sĩ Thú y Bùi Thị Chuyên – Trung tâm Khảo nghiêm khuyến nông khuyến ngư Thái Bình (Trung tâm KNKNKN) về chăn nuôi không sử dụng chất cấm.
Các chất cấm trong chăn nuôi được quy định tại Thông tư số 28/2014/TT-BNNPTNT ngày 4 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT gồm 22 chất. Trong đó, được sử dụng nhiều nhất là nhóm kháng sinh và các chất tạo nạc như salbutamol, clenbuterol, Ractopamine và chất vàng - O. Các chất cấm này tích tụ lại trong thịt, trứng, sữa; không bị phân hủy khi nấu chín, vì vậy, sẽ gây nhiều tác hại đến sức khỏe con người khi sử dụng những loại thực phẩm này. Không những thế, việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi còn làm mất đi năng lực cạnh tranh của ngành chăn nuôi Việt Nam.
Theo Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi sẽ chính thức áp dụng vào 1-7-2016, những tổ chức, cá nhân sử dụng chất cấm trong chăn nuôi có thể phải lĩnh mức án 20 năm tù, bị phạt tiền tới 3 tỉ đồng và bị cấm sản xuất, kinh doanh. Người chăn nuôi lợn sử dụng chất cấm có thể bị mất trắng vì đàn lợn sẽ bị tiêu huỷ khi phát hiện dùng chất cấm.
Để phát triển chăn nuôi bền vững và đảm bảo an toàn thực phẩm, vì chính lợi ích của người chăn nuôi và đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng thì người chăn nuôi cần:
- Thực hiện tốt quy trình chăn nuôi.
- Tuyệt đối không sử dụng các chất cấm, đặc biệt là các các chất kích thích tạo nạc (clenbuterol, salbutamol, Ractopamine) hoặc là các nguyên liệu thức ăn bổ sung khác có nguy cơ chứa chất kích thích tạo nạc như premix vitamine-khoáng, men tiêu hóa, thức ăn bổ sung lạ… có quảng cáo công dụng kích thích sinh trưởng, tạo nạc.
- Đối với các loại kháng sinh và hóa chất được phép sử dụng trong chăn nuôi thì cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, dùng đúng cách và tuân thủ nghiêm thời gian ngừng sử dụng trước khi xuất bán theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y không được sử dụng, kinh doanh và lôi kéo người chăn nuôi sử dụng các chất cấm trong chăn nuôi.
Danh mục hóa chất, kháng sinh cấm nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia súc gia cầm tại Việt Nam
(Theo Thông tư số 28/2014/TT-BNNPTNT ngày 4 tháng 9 năm 2014 của bộ trưởng bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
TT | Tên kháng sinh, hóa chất |
1 | Carbuterol |
2 | Cimaterol |
3 | Clenbuterol |
4 | Chloramphenicol |
5 | Diethylstilbestrol (DES) |
6 | Dimetridazole |
7 | Fenoterol |
8 | Furazolidon và các dẫn xuất nhóm Nitrofuran |
9 | Isoxuprin |
10 | Methyl-testosterone |
11 | Metronidazole |
12 | 19 Nor-testosterone |
13 | Ractopamine |
14 | Salbutamol |
15 | Terbutaline |
16 | Stilbenes |
17 | Trenbolone |
18 | Zeranol |
19 | Melamine (Với hàm lượng trong thức ăn chăn nuôi lớn hơn 2,5 mg/kg) |
20 | Bacitracin Zn |
21 | Carbadox |
22 | Olaquidox |
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình thảo luận tại tổ 10 gồm: đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang, về dự án Luật Thuế...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Chiều 17.11, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...