Hướng dẫn phòng trừ Bệnh đạo ôn hại lúa

Thứ 4, 27/04/2016 | 08:47:58
1,311 lượt xem

Qua điều tra, phát hiện của ngành Nông nghiệp đến thời điểm này toàn tỉnh có khoảng trên 13.000 ha lúa bị nhiễm bệnh đạo ôn và sâu cuốn lá. Việc phát hiện và phòng trừ sớm các loại bệnh, trong đó, bệnh đạo ôn sẽ đảm bảo sự phát triển, sinh trưởng của lúa xuân từ nay đến cuối vụ.

* Triệu chứng: Bệnh đạo ôn hại ở các bộ phận trên cây nhưng rõ nhất trên lá, cổ bông, đốt thân.

- Trên lá lúa: Vết bệnh ban đầu là những chấm nhỏ màu xanh xám nhạt. Về sau vết bệnh lớn dần có hình thoi, rộng ở phần giữa, nhọn ở 2 đầu. Ở giữa vết bệnh màu xám tro, xung quanh nâu đậm, phần tiếp giáp với mô khoẻ có màu nâu nhạt. Khi bệnh nặng các vết bệnh nối liền nhau làm cho lá bị cháy.

- Trên đốt thân: Vết bệnh màu nâu bao quanh đốt thân làm đốt khô, teo lại. Các đốt thân gần gốc bị mục ra làm cho gốc bị gãy đổ.

- Cổ bông, cổ gié: Vết bệnh ban đầu là một chấm nhỏ màu đen, đoạn cổ giáp tai lá về sau lớn dần làm cổ bông héo, bông lúa trắng hoặc lép lửng.

* Đặc điểm lây lan và phát triển

Nấm bệnh tồn tại trên tàn dư cây trồng, lúa chét, cỏ dại. Bào tử thường  phát sinh vào ban đêm. Tính gây bệnh  thay đổi tuỳ theo giống và vùng điạ lý. Trong phòng thí nghiệm một vết bệnh đặc trưng có thể sản sinh được 4 - 5 ngàn bào tử trong một đêm và có thể kéo dài như vậy từ 10 - 15 ngày. Bào tử phát tán nhờ gió. Nhờ giọt nước, giọt sương bào tử nảy mầm và chui vào mô ký chủ, sau 4 - 5 ngày lại xuất hiện vết bệnh mới.

Nhiệt độ không khí 20-30 0C và ẩm độ  trên 92% thích hợp cho bào tử nấm hình thành và nảy mầm. Trong vụ Đông- Xuân, nhiệt độ ngày đêm chênh lệch, trời âm u, có mưa phùn, sương mù liên tục trong nhiều ngày là điều kiện thuận lợi cho bệnh đạo ôn lá lây lan, phát triển. Bệnh thường gây hại trên đất giàu dinh dưỡng, bón nhiều phân đạm.

* Biện pháp phòng trừ

Khi bệnh phát sinh, cần giữ nước trong ruộng, dừng việc bón phân (đặc biệt là phân có chứa đạm, các loại phân bón lá). Các địa phương cần tổ chức điều tra khoanh vùng những ruộng có tỷ lệ bệnh cao và huy động lực lượng phun trừ theo hướng dẫn trên vỏ bao bì. Dùng các thuốc đặc hiệu để phun trừ bệnh. Với bệnh đạo ôn trên cổ bông, cần theo dõi chặt chẽ thời gian lúa trỗ. Nếu điều kiện thời tiết thuận lợi cho đạo ôn gây hại cổ bông phát triển gây hại cần phun phòng cho các ruộng gieo sạ giống nhiễm trước khi lúa trỗ  5 - 7 ngày. Sau 7 - 10 ngày có thể phun lại lần thứ 2 đối với những ruộng đã bị bệnh đạo ôn hại lá nặng.

- Dọn sạch tàn dư rơm, rạ và cây cỏ mang bệnh ở trên đồng ruộng ;

- Bón phân NPK hợp lý, đúng giai đoạn, không bón đạm tập trung vào thời kỳ lúa dễ nhiễm bệnh. Khi có bệnh phải tạm ngừng bón thúc đạm và tiến hành phun thuốc phòng trừ.

- Chọn giống kháng hoặc giống ít nhiễm;

- Giữ nước thường xuyên cho ruộng lúa nhất là khi có dịch bệnh;

- Khi phát hiện ổ bệnh trên đồng ruộng cần tiến hành phun thuốc trừ sớm và nhanh. 

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận tại Tổ về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận tại Tổ về các dự án Luật

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình thảo luận tại tổ 10 gồm: đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang, về dự án Luật Thuế...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...