1. Triệu chứng gây hại:
Sâu non nhả tơ cuốn dọc lá lúa thành một bao thẳng đứng hoặc bao tròn gập lại. Sâu nằm trong bao bào ăn biểu bì mặt trên và diệp lục của lá (không ăn biểu bì mặt dưới lá) theo dọc gân lá tạo thành những vệt trắng dài, các vệt này có thể nối liền nhau thành từng mảng. Do đó, khi cây lúa bị phá hại nặng thì lá bị trắng, sau đó nếu bị mưa nhiều hoặc ngập nước thì thối nhũn làm giảm nghiêm trọng khả năng quang hợp của lá làm năng suất lúa giảm rõ rệt.
Hình thái:
- Ngài có thân dài 10mm, sải cánh rộng 19mm, màu vàng nâu, mép trước của cánh có màu nâu đen, ở khoảng 2/3 kể từ gốc cánh ngài đực có chấm lõm màu đen óng ánh, trên chấm có chùm lông màu vàng sẫm. Mép ngoài cánh rộng. Vân mép ngoài rộng màu nâu đen, vân ngang trong và vân ngang ngoài màu nâu đen. Giữa hai vân ngang có một vân ngắn cụt.
- Trứng hình bầu dục dài 0,5mm. Mặt trứng có vân mạng lưới rất nhỏ.
- Sâu non đẫy sức dài 19mm, màu xanh lá mạ. Mảng lưng ngực trước màu nâu. Lưng ngực giữa và lưng ngực sau có 8 phiến lông. Lưng các đốt bụng cũng có những phiến lông nổi rõ. Thân mảnh gầy, chân bụng phát triển.
- Nhộng dài 7-10 mm, màu nâu. Mầm cánh, râu đầu và chân vượt quá mép sau đốt bụng thứ 4. Lỗ thở lồi lên. Các đốt bụng thứ 6, 8 thót vào. Cuối có 6 sợi lông ngắn uốn cong.
2. Tập quán sinh sống và quy luật phát sinh gây hại:
- Ngài thường vũ hoá về ban đêm khoảng 9-10 giờ cho tới sáng hôm sau ( 4 giờ). Ban ngày ngài ẩn náu trong khóm lúa hoặc cỏ dại, đêm bay ra hoạt động. Ngài giao phối kéo dài từ 8-12 tiếng đồng hồ và đẻ trứng vào ban đêm. Trứng đẻ rải rác trên lá lúa, phần lớn có 1 trứng, trên một lá cũng có khi có 2-3 trứng đẻ cùng một chỗ xếp thành ô vuông hay hàng dọc. Mỗi con cái có thể đẻ trung bình trên 76 quả trứng. Ngài có xu tính bắt ánh sáng mạnh. Ngài cái thường bay đến những ruộng lúa hoặc mạ có màu xanh đậm, rậm rạp, thường tập trung nhiều ở những ruộng gần bờ mương, đường đi. Thời gian sống của ngài từ 2-6 ngày.
- Sâu non mới nở rất linh hoạt, nhanh nhẹn, bò khắp trên thân lá, sâu chui vào lá nõn, mặt trong bẹ lá hoặc trên mặt lá bao ăn thịt lá. Sau một thời gian sâu nhả tơ kéo 2 mép khoảng giữa lá lúa hoặc mạ dệt thành bao và nằm trong đó gây hại.
- Sâu non có 5 tuổi. Sâu tuổi 4-5 có khả năng nhả tơ dệt gập lá lúa theo chiều ngang, có khi chập 2-5 lá dệt thành một bao. Sâu nằm trong bao có thể phá hoại suốt ngày đêm. Sâu còn có khả năng di chuyển ra ngoài bao cũ để phá hại lá mới, mỗi sâu non có thể phá 5-9 lá. thời gian di chuyển thường vào buổi chiều. (6 giờ cho đến 9 giờ tối). Ngày trời mưa hoặc râm có thể di chuyển bất cứ lúc nào trong ngày.
- Sâu non đẫy sức chuyển từ màu xanh sang màu vàng hồng chui ra khỏi bao cũ tìm vị trí hoá nhộng. Sâu có thể nhả tơ, cắn đứt 2 mép lá và khâu lại thành bao kín để hoá nhộng bên trong. Sâu có thể bò xuống dưới khóm lúa hoặc ở trong bẹ lá dệt kén mỏng để hoá nhộng. Vị trí hoá nhộng phần nhiều ở gần gốc khóm lúa, cách mặt nước ruộng khoảng 1,5cm. Ngoài ra cũng có khi sâu hoá nhộng ở ngay trong bao cũ.
- Thời gian sinh trưởng phát dục của các giai đoạn của sâu thay đổi tuỳ theo lứa trong năm. Nói chung thời gian phát dục của trứng là 6-7 ngày, sâu non là: 14-16 ngày, của nhộng là: 6-7 ngày, thời gian sống của ngài là 2-6 ngày, trung bình thời gian của một vòng đời là 28-36 ngày.
- Quy luật phát sinh gây hại của sâu cuốn lá nhỏ có liên quan chặt chẽ với các yếu tố ngoại cảnh. Nhiệt độ từ 25-29 độ C, ẩm độ trên 80% là điều kiện thuận lợi cho sâu gây hại phát triển, đặc biệt trong điều kiện có nắng mưa xen kẽ.
- Mức độ gây hại còn phụ thuộc vào giống lúa, giai đoạn sinh trưởng, thời vụ gieo cấy và chế độ bón phân. Đặc biệt trong cơ cấu giống lúa hiện nay: những giống lúa thuần và lúa lai Trung Quốc và các giống lúa nếp thường bị hại nặng hơn vì bản lá to và có màu xanh đậm rất hấp dẫn ngài đến đẻ trứng.
- Trong các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa đều có khả năng bị sâu cuốn lá nhỏ gây hại song mức độ bị hại rõ rệt nhất thường vào giai đoạn lúa làm đòng trỗ bông (khi lá đòng bị hại sẽ làm giảm năng suất lúa nghiêm trọng).
- Hàng năm sâu cuốn lá nhỏ có thể phát sinh 6 lứa trong đó lứa thứ 1 ( từ tháng 4-5) và lứa thứ 4-5 ( từ tháng 8-9) là những lứa gây hại nặng nhất.
3. Biện pháp phòng trừ:
Biện pháp phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ theo hướng bền vững là tăng cường áp dụng quy trình phòng trừ dịch hại tổng hợp, kết hợp hài hòa các biện pháp thủ công, canh tác, sinh học...
+ Ký sinh thiên địch của sâu cuốn lá nhỏ rất đa dạng từ các loài ong, nấm, các loài ăn thịt… nên chú ý bảo vệ hoặc bổ sung thiên địch như ong mắt đỏ, nấm.
+ Biện pháp canh tác rất quan trọng, nếu thực hiện đúng kỹ thuật từ khâu làm đất, bón phân, thời vụ, mật độ gieo cấy, chế độ nước… sẽ điều chỉnh sự phát sinh quá mức của sâu bệnh hại nói chung và sâu cuốn lá nhỏ nói riêng.
+ Biện pháp hóa học là vũ khí cuối cùng phải sử dụng khi thời tiết thuận lợi cho sâu bệnh bùng phát mà các biện pháp khác không đủ sức khống chế. Sử dụng các loại thuốc phun theo nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng thời gian, đúng phương pháp).
+ Kinh nghiệm sử dụng: Thời điểm phun thuốc, cần nghe thông báo của cơ quan bảo vệ thực vật ở địa phương, phun thuốc khi trứng sâu nở rộ. Hoặc phun sau khi ngớt bướm 2 - 3 ngày (thăm đồng 2 ngày/lần, xua ngọn lá lúa kiểm tra thấy mật độ bướm giảm đột ngột so với thời điểm bướm ra rộ). Khi lúa xuôi trái, sâu cuốn lá nhỏ không phá hại nữa mặc dù mật độ bướm rất cao trước đó.
Tuy nhiên, sự phát dục của sâu cuốn lá nhỏ phụ thuộc vào sự sinh trưởng, phát triển của từng trà lúa, trên cùng một cánh đồng có nhiều trà lúa cấy ở các thời vụ khác nhau thì trứng sâu cuốn lá nhỏ nở rộ cũng ở các thời điểm khác nhau. Những ruộng lúa cấy trước, nhanh tốt; ruộng lúa thừa đạm, lá xanh đen, những ruộng gần khu dân cư, gần đường quốc lộ, khi trời tối sẽ có nhiều ánh sáng nên mật độ bướm sẽ cao hơn, trứng sâu cũng nở sớm hơn.
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình thảo luận tại tổ 10 gồm: đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang, về dự án Luật Thuế...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Chiều 17.11, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...