1. Đối với chuồng trại chăn nuôi
Người chăn nuôi cần cải tạo, sửa chữa chuồng trại cao ráo, chắc chắn, đảm bảo kín gió,tránh mưa tạt gió lùa, dùng hệ thống bạt, linon che chắn xung quanh chuồng, thường xuyên giữ nền chuồng khô ráo sạch sẽ.
Che chắn chuồng trâu, bò
Có thể sử dụng bóng điện hay đốt lửa sưởi cho vật nuôi trong chuồng nuôi bằng trấu, mùn cưa, than củi... Chú ý nơi đốt sưởi có khoảng cách nhất định để cho vật nuôi đủ ấm và phải đảm bảo an toàn trong chuồng nuôi (tránh cho vật nuôi bị bỏng, ngạt khói hoặc gây cháy chuồng nuôi). Đặc biệt, đối với gia súc, gia cầm non cần phải có ô riêng, có bóng điện sưởi đảm bảo nhiệt độ trong ô úm từ 22-280C.
Đối với những gia súc lớn như trâu, bò, dê,… có thể sử dụng các loại chăn cũ, bao tải, bạt… (nếu có bao tải gai là tốt nhất) may áo giữ ấm cho gia súc. Khi nhiệt độ ngoài trời dưới 10oC không cho trâu bò làm việc, chăn thả tự do; đưa trâu, bò về chuồng nuôi nhốt có kiểm soát.
Mặc áo cho nghé
sưởi cho gà con
2. Chăm sóc, nuôi dưỡng
Thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng tốt đàn vật nuôi nhằm nâng cao sức đề kháng, giúp vật nuôi chống đỡ tốt với thời tiết giá rét. Khẩu phần ăn phải đảm bảo cân đối dinh dưỡng, bổ sung các vitamin, muối và các chất khoáng, có thể sử dụng kháng sinh trộn thức ăn phòng một số bệnh thường gặp khi thời tiết thay đổi đột ngột: như bệnh Hen suyễn, THT, tiêu chảy, … Nên cho gia súc ăn nhiều bữa trong ngày để đảm bảo không bị đói, có đủ năng lượng để chống rét. Cho gia súc uống nước ấm hòa muối với lượng khoảng 5g/100 kg thể trọng
Người nuôi gia súc cần chủ động dự trữ thức ăn tinh, thức ăn thô, khô: rơm, cỏ khô và bảo quản các phụ phẩm nông nghiệp, công nghiệp làm thức ăn cho trâu, bò, đảm bảo bình quân 5-7 kg/con/ngày trong những ngày giá rét.
Dự trữ thức ăn cho trâu bò
3. Làm tốt công tác vệ sinh phòng bệnh
Tổ chức tiêm phòng vắc-xin cho đàn vật nuôi đặc biệt là Newcatsle, viêm phổi truyền nhiễm, Gumboro, tụ huyết trùng (đối với gia cầm) và lở mồm long móng, dịch tả lợn, suyễn, tai xanh (đối với lợn); Lở mồm long móng, tụ huyết trùng (đối với trâu, bò) … để tăng cường khả năng miễn dịch chủ động cho đàn vật nuôi
Thường xuyên quét dọn sạch sẽ khu chăn nuôi và môi trường xung quanh, khơi thông cống rãnh, định kỳ phun thuốc sát trùng để tiêu diệt mầm bệnh.
Tiêm phòng cho gia súc, gia cầm
4. Để công tác phòng, chống rét đạt hiệu quả cao, ngoài sự tự giác, ý thức của người chăn nuôi thì hệ thống chính quyền cơ sở cũng cần có sự quan tâm thích đáng. Các cơ quan chuyên môn: Phòng Nông nghiệp và PTNT, hệ thống thú y, khuyến nông cơ sở… tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện của người dân. Đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người chăn nuôi thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống đói rét, dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm.
Thường xuyên cập nhật diễn biến thời tiết khí hậu ở địa phương, thông tin kịp thời trên các phương tiên thông tin đại chúng để người chăn nuôi biết, không chủ quan và bị động trong việc phòng, chống đói, rét cho vật nuôi.
Trên đây là một số biện pháp cần thiết để phòng tránh đói, rét cho gia súc, gia cầm, rất mong bà con chăn nuôi thực hiện tốt để đảm bảo sức khỏe tốt cho đàn vật nuôi góp phần phát triển sản xuất chăn nuôi trong tỉnh.
PV tổng hợp ( Nguồn: Internet)