Bước vào mùa trồng cây vụ đông ưa lạnh và chuẩn bị giống trồng cây màu vụ xuân. Thaibinhtv.vn trích hướng dẫn kỹ thuật trồng khoai tây để giúp nông dân tăng thêm giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích.
1.Giống
Hiện nay có các giống Giống Diamant (Hà Lan); Giống Solara (Đức); Giống Marabel (Đức); Giống Rosagold (Hà Lan).
Giới thiệu giống Rosagold (Hà Lan): TGST 85 – 90 ngày. Chịu nóng tốt, chịu rét khá, chịu virut tốt, chịu mốc sương trung bình, chống chịu vi khuẩn héo xanh tốt. NS trung bình 18- 20 tấn/ha, năng suất cao vụ đông trên 25 tấn/ ha, vụ xuân 19- 22 tấn/ha. Chất lượng ngon, thích hợp cho ăn tươi.
2. Thời vụ: Vụ đông: Trồng từ 20/10 -10/11
Vụ xuân: Trồng từ 5/12 - 5/1
3. Chân đất: Cát pha, thịt nhẹ, không chua, chủ động tưới tiêu.
4. Mật độ trồng
Năng suất có quan hệ chặt chẽ với số thân chính. Muốn có tỷ lệ củ to nhiều cần có 13-20 thân chính/ m2. Ví dụ: 1m2 cần 4 củ khoai giống x 4 mầm/ củ = 16 thân chính/ m2. Như vậy một sào cần 5000- 6000 thân chính, phải cần 1400 - 1500 hốc/ sào.
5. Xử lý củ giống trước khi trồng
Nếu củ giống to (40g trở lên) thì cần bổ củ để tiết kiệm giống. Có 2 cách bổ:
-Bổ củ tách rời: Một củ có thể bổ thành 2 hoặc nhiều miếng đảm bảo miếng nào cũng có mầm. Khi bổ củ giống, cứ cắt được 1 số củ hoặc cắt phải củ bị bệnh phải nhúng lưỡi dao vào nước vôi trong hoặc nước xà phòng đặc để tránh lây lan nguồn bệnh. Sau đó chấm củ giống vào xi măng bột (có thể trồng ngay hoặc sau 1 - 2 ngày) hoặc chấm tro bếp đã hoai (bổ trước khi trồng 3 - 5 ngày).
-Bổ củ cắt dính: Cũng giống như bổ củ tách rời bổ dọc củ khoai, nhưng không tách rời 2 mảnh mà để dính với nhau. Nên bổ trước khi trồng 7-10 ngày. Phương pháp này không cần phải chấm xi măng hoặc tro bếp.
Khoai giống sau khi bổ phải để nơi thoáng mát, rải đều, phủ tải ẩm lên trên để giữ ẩm, khi mặt cắt se thì đem trồng.
Khi trồng củ giống đã bổ cần chú ý: Để miếng cắt nghiêng hoặc ngửa, không úp vết cắt xuống dưới. Khi trồng không bón lót phân đạm và kali tránh phân thấm vào vết cắt gây thối củ. Tốt nhất nên trồng riêng vào một luống. Khi tưới nước chú ý tưới vừa đủ ẩm, không tưới đẫm nước gây thối củ.
6. Khoảng cách
Luống đôi: Luống rộng 1,4 m; mặt luống 90 cm; hàng cách hàng: 35 cm; cây cách cây: 25 - 30 cm; chiều cao luống 20 cm.
Luống đơn: luống rộng 70 -75 cm; mặt luống: 35- 40 cm
Sau trồng lấp củ giống sâu 3 -5 cm. Nếu đất khô, thời tiết nóng lấp sâu; nếu đất ẩm, thời tiết mát lấp nông.
7. Bón phân/ sào
Cách 1: Phân chuồng + phân đơn Cách 2: Phân vi sinh + phân NPK
Phân chuồng hoai mục: 600 -700 kg hoặc phân vi sinh lượng từ: 25- 30 kg/sào.
Đạm urê : 10 - 12 kg
Supe lân : 15 - 20 kg
Kali clorua 6 - 7 kg - Phân vi sinh Azotobacterin: 25 – 30 kg
- Lót NPK(5:10:3) Lâm Thao: 25 kg
- Thúc NPK(12:5:10) Lâm Thao: 35 – 40 kg
Cách bón : Nếu đất khô, trời không mưa: Bón lót toàn bộ phân chuồng, phân vi sinh, lân, 30 % đạm urê hoặc toàn bộ phân NPK chuyên lót+ phân vi sinh.
-Bón thúc lần 1: Sau khi trồng 15 ngày, cây cao 15- 20 cm, bón 50% đạm + 50% kali hoặc 50 % lượng phân NPK chuyên thúc.
-Bón thúc lần 2: Sau lần 1 từ 10 -15 ngày. Bón hết lượng phân còn lại
Chú ý: Nếu đất ướt không bón lót phân đạm nhưng ngay sau khi cây mọc 5-7 ngày phải tưới hoặc bón 30% lượng đạm, sau đó tiếp tục bón thúc 2 lần như trên.
8. Tưới nước:
Tuỳ theo độ ẩm của đất và thời tiết để tưới, có 3 lần tưới quan trọng :
1)Tưới đủ ẩm khi trồng, cho cây mọc đều.
2)Tưới lúc trồng được 25 -30 ngày, để ra tia củ nhiều.
3) Tưới lúc trồng được 50 -55 ngày, để củ phình to.
Không được để ruộng quá ẩm. Dừng tưới sau trồng 60-65 ngày.
9. Vun luống:
Kết hợp sau mỗi lần bón phân, nhổ cỏ vun cao .
Vun lần 1: cùng với bón phân thúc lần 1
Vun lần 2: cùng với bón phân thúc lần 2
Sau khi vun 2 lần, đạt cao 35- 40 cm để khoai không lộ trên mặt đất.
10. Phòng trừ sâu bệnh
Cây khoai tây thường bị bệnh virut, héo xanh, mốc sương, lở cổ rễ. Các loại sâu hại như nhện đỏ, rệp, bọ trĩ. Cần chọn giống tốt, có chế độ luân canh hợp lý và phun phòng trừ sâu bệnh kịp thời.
11.Thu hoạch
Thu hoạch khoai tây ( Nguồn: Internet)
Khi cây ngả màu vàng (thời gian trồng khoảng 85-90 ngày) thì tiến hành thu hoạch. Nên chọn những ngày tạnh ráo thu hoạch khoai để tránh thối củ.
Nếu để giống, cần phân loại khoai giống và khoai thương phẩm ngay trên ruộng, thu vào bao riêng để tránh hiện tượng khoai bị trầy xước. Nên chọn củ giống kích thước vừa phải, mã củ sáng đẹp, không bị bệnh, không trầy xước làm giống. Lưu ý: Để chọn khoai giống trước khi thu hoạch cần thu riêng các cây bị bệnh héo xanh, vi rút, mốc sương không để lẫn vào khoai giống.
Nếu ruộng có nước khi thu khoai cần bới (moi) khoai dính cả đất về nhà hong cho khô để đất tự rơi ra. Tuyệt đối không được rửa khoai sẽ gây thối củ.
Trung tâm Khảo nghiệm KNKN Thái Bình
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...