Kỹ thuật trồng rau su hào chịu nhiệt

Thứ 4, 09/09/2015 | 08:09:04
1,131 lượt xem

Trồng rau su hào trái vụ, cho năng suất và giá thành cao, đang được nhiều nông dân tiên phong áp dụng. Thaibinhtv.vn giới thiệu kỹ thuật trồng rau su hào chịu nhiệt do KS. Đoàn Thị Hằng ( Trung tâm Khảo nghiệm KNKN Thái Bình) hướng dẫn.

 

1. Giống:  Sử dụng các giống su hào chịu nhiệt như B40 - Hàn quốc, Winner - Nhật.

2. Thời vụ: Vụ sớm gieo hạt từ tháng 7, trồng tháng 8 đến tháng 9.

3. Vườn ươm cây giống:

Chọn nơi đất cao, dễ thoát nước, đất thịt nhẹ hoặc cát pha để gieo hạt. Làm đất thật nhỏ tơi xốp, lên luống cao 0,3 m, rãnh rộng 0,3 m, mặt luống rộng 0,9 - 1 m. Bón lót bằng phân chuồng mục từ 1,5 - 2 kg/m2. Hạt giống su hào chịu nhiệt thường đắt hơn 3 - 4 lần su hào chính vụ nên để tăng hiệu quả cần gieo hạt theo rạch, rạch cách rạch 7 - 10 cm, cây cách cây 5 - 7 cm. Sau khi gieo hạt rắc một lớp trấu hoặc rơm rạ lên trên và tưới nước bằng ô doa đủ ẩm mỗi ngày 1 lần. Khi cây mọc thì bóc lớp rơm rạ trên mặt luống và tưới đủ ẩm thường xuyên cho cây. Để hạn chế thiệt hại về cây con cần làm vòm, che lưới đen ngay sau khi gieo hạt. Trước khi nhổ cây tưới đủ ẩm để hạn chế đứt rễ.

4. Mật độ trồng: Mặt luống rộng 0,8 m, cao 0,3 m, hàng cách hàng 40 cm; cây cách cây 35 cm đảm bảo mật độ là 5,5 vạn cây/ha.

5. Phân bón và cách bón:

Loại phân

Tổng lượng phân bón

(Kg/sào)

Bón lót (%)

Bón thúc (%)

Lần 1 (sau trồng 7-10 ngày)

Lần 2 (sau trồng 15-17 ngày)

Lần 3 (sau trồng 25-28  ngày)

Phân chuồng

ủ mục

432

100

-

-

-

Phân Vi sinh

 12

100

-

-

-

Đạm urê

6

30

15

25

30

Lân super

10

100

-

-

-

Kaliclorua

6

50

10

20

20

Có thể dùng phân bón lá phun đều cho cây vào 3 đợt nằm trong khoảng giữa thời gian bón phân trên.

6. Tưới nước, chăm sóc:

Giai đoạn cây con mới trồng cần tưới đủ ẩm mỗi ngày 1 lần, khi cây hồi xanh 2 - 3 ngày tưới 1 lần. Có thể tưới tràn vào rãnh cho cây, khi đủ ẩm phải tháo hết nước ngay. Nên kết hợp việc tưới nước với các lần bón thúc phân vô cơ. Cần xới xáo, vun gốc được 2 - 3 lần. Thường xuyên nhặt sạch cỏ dại, loại bỏ lá vàng, lá sâu bệnh.

7. Phòng trừ sâu bệnh:

Cần áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp cho cây. Thường xuyên phát hiện sâu bệnh và phòng trừ kịp thời.

Phun bắt buộc bệnh lở cổ rễ ở giai đoạn cây con 2 - 3 lần bằng các loại thuốc trừ bệnh có trong danh mục cho phép. Từ 15 đến 20 ngày sau trồng, nếu có sâu tơ có thể phun 1 - 2 lần bằng thuốc trừ sâu có nguồn gốc sinh học. Nếu sâu bệnh phát triển thành dịch, có thể dùng các loại thuốc hoá học cho phép để phòng trừ theo đúng hướng dẫn của chuyên môn. Thời gian cách ly của thuốc trước thu hoạch 10 - 15 ngày.

8. Thu hoạch

Căn cứ vào thời gian sinh trưởng của từng giống, từng vụ và thấy mặt củ đã bằng, lá non dừng sinh trưởng thì thu hoạch: kéo dài thêm sẽ già, nhiều xơ, giảm phẩm chất.

Khi thu hoạch lưu ý thu vào buổi sáng sớm, khi chặt bỏ phần rễ cần tránh để xước phần vỏ củ (nếu xước vỏ củ sẽ dễ bị thối hoặc nhanh có xơ). Để bảo quản được lâu và vận chuyển dễ dàng nên chặt bỏ phần lá già, chỉ để lại 2 - 3 lá non trên cùng. 

KS. Đoàn Thị Hằng ( Trung tâm Khảo nghiệm KNKN Thái Bình)

 

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận về các dự thảo Nghị quyết
Quốc hội thảo luận về các dự thảo Nghị quyết

Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...