Kỹ thuật cơ bản trong vụ lúa mùa mới

Thứ 2, 15/06/2015 | 10:46:44
847 lượt xem

Với vụ mùa, năng suất bị ảnh hưởng khá nhiều bởi yếu tố mưa bão và sâu bệnh, nhất là giai đoạn lúa trỗ làm cho hạt lúa bị đen, lép và giảm năng suất. Trong khi đó, vài năm trở lại đây hoạt động của thời tiết diễn ra không còn theo quy luật: Nhiệt độ đang có xu hướng tăng dần, nước biển dâng, hạn hán, thiên tai, bão, lũ xảy ra thất thường,.. Để tạo tiền đề cho năng suất cao, sau đây Thaibinhtv.vn xin trích hướng dẫn một số vấn đề về thâm canh lúa mùa.

Trộn phân vi sinh để xử lý rơm rạ

1. Giống và thời vụ

Hiện nay, bộ giống lúa tại Thái Bình rất phong phú, có lúa thuần năng suất, chất lượng và lúa lai. Song với vụ mùa hay bị mưa bão gây bạc lá, đổ ngã, bà con nên lựa chọn những giống chống chịu tốt, hạn chế  bệnh bạc lá. Có thể bổ sung thêm một số giống chống chịu tốt với bệnh bạc lá như: Giống Thiên ưu 8, Nam ưu 209, Nam Dương 99...

 - Chân ruộng cấy trà sớm để làm cây vụ đông ưa ấm: Lựa chọn các giống ngắn ngày như N97, RVT, Thiên ưu 8… Gieo mạ nền cứng từ 15-20/6, cấy khi mạ  7-10 ngày tuổi; mạ dược 10-15/6, cấy 15-18 ngày tuổi, cấy xong trước 5-7.

- Chân ruộng đại trà: Cấy kết thúc trước 25-7, tốt nhất xong trước 20-7. Tùy theo phương thức gieo mạ (mạ dược, mạ sân, mạ vườn..) để bố trí lịch gieo. Riêng giống BC15, nông dân chủ động gieo cấy sớm, xong trước ngày 10-7 để tránh gặp gió mùa đông bắc về sớm và sâu đục thân cuối vụ.

- Lúa gieo thẳng: Các địa phương cần qui hoạch vùng chủ động được tưới tiêu để gieo. Thời vụ trà sớm từ ngày 20-25/6, trà trung từ ngày 01-5/7.

 2. Làm đất

Vãi phân vi sinh xử lý rơm rạ sau khi thu hoạch

Khâu làm đất để gieo cấy lúa mùa sẽ là khâu quyết định cơ bản đến lịch thời vụ. Hiện nay, chủ yếu là gặt lưng cây lúa, lượng rơm rạ để lại trên đồng rất lớn. Nếu không khẩn trương làm đất không những sẽ bị chậm thời vụ, mà còn làm cho gốc rạ không kịp thối ngấu rất dễ gây hiện tượng ngộ độc hữu cơ sau cấy. Để làm tốt khâu này,  nông dân nên tuân thủ các biện pháp làm đất như sau:

- Giữ mực nước nông lúc thu hoạch, không để hiện tượng mất lấm

- Nên cày ngay sau khi thu hoạch.

- Nên sử dụng máy làm đất cỡ trung trên 25 CV là tốt nhất để lồng ấn chìm rạ xuống lớp đất canh tác. Nếu sử dụng máy cày nhỏ cần lồng nhiều lần để vùi sâu rạ xuống ruộng.

* Lưu ý: Để rơm rạ nhanh thối ngấu trước khi cày nên bón mỗi sào từ 20-25 kg vôi bột hoặc 7-10 kg phân vi sinh Azotobacterin. Đặc biệt, hiện nay trên thị trường có các chế phẩm để sử lý rơm rạ như: Tricoderma, Emunic,…  nông dân có thể sử dụng để vãi trực tiếp trên ruộng hay ủ theo hướng dẫn trên bao bì.

Sau khi cày xong cần giữ nước nông, ít nhất 5-7 ngày rồi mới bừa cấy.

  3. Bón phân

Vụ mùa, từ khi cấy đến khi cây lúa làm đòng khoảng 30-35 ngày tùy từng giống. Nếu bón quá muộn, lúa tốt muộn sẽ dễ gây hiện tượng bị bạc lá và đẻ nhánh lai rai.

Chính vì vậy, nông dân nên bón theo phương châm “Bón lót sâu, thúc sớm, bón cân đối NPK”. Với phân bón lót cần lót sâu trước khi bừa cấy hoặc trước lần san phẳng ruộng để đất và phân quyện vào nhau, cung cấp dinh dưỡng giai đoạn từ khi đứng cái làm đòng đến cuối vụ, cây lúa sẽ cứng và hạn chế đổ ngã.

Loại phân và lượng bón: Cần tận dụng nguồn phân hữu cơ, tốt nhất bón khoảng 2 tạ phân chuồng hoặc 7-10 kg phân vi sinh Azotobacterin và 1 bao NPK chuyên lót 25 kg...Bừa xong chờ bùn lắng, nước trong mới cấy.

Thu Trang

 

 

 

 

 

 

 

 

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật

Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...