Doanh nghiệp sợi gặp khó vì thị trường xuất khẩu

Thứ 4, 25/05/2022 | 00:00:00
3,921 lượt xem

Lâu nay phần lớn các sản phẩm sợi của Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu đi Trung Quốc nên khi quốc gia này thực hiện chính sách zero Covid đã khiến nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực này điêu đứng. Nhiều doanh nghiệp sản lượng xuất khẩu giảm tới 30 thậm chí 50% trong hơn 1 tháng qua.

Từ trung tuần tháng 3 đến nay, Công ty cổ phần sợi Eiffel đã phải cắt giảm sản lượng sợi thành phẩm xuống chỉ còn 50% so với trước đây. Nguyên nhân là không xuất được hàng đi Trung Quốc. Bên cạnh đó thì tình trạng thiếu container rỗng, áp lực về giá cước, thiếu tàu, nhỡ chuyến khiến việc xuất hàng đã khó lại càng khó khăn hơn.



Ông Nguyễn Thiên Huy – Giám đốc Công ty cổ phần sợi Eiffel:

"Hàng hóa chúng tôi xuất đi đều bị chậm lại, giá cả thì không tăng trong khi giá nguyên liệu đầu vào trong 3-4 tháng qua đều tăng đến 40%. Điều này làm cho việc sản xuất của doanh nghiệp hết sức khó khăn"




Ở chiều ngược lại thì vẫn có doanh nghiệp sản xuất sợi nhờ đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và chủ động khai thác thị trường trong nước nên hoạt động vẫn được duy trì và có bước tăng trưởng khá, nhiều doanh nghiệp tăng trưởng tới 20% so với cùng kỳ năm 2021.


Ông Lương Phú Lâm - Giám đốc Công ty TNHH Logitex:

"Chúng tôi luôn có sự điều chỉnh và tìm nhiều đối tác để xuất khẩu. Hiện tại chúng tôi vẫn giữ được một số thị trường như Hàn Quốc, Thái Lan, Pakistan. Đồng thời đẩy mạnh thị trường trong nước để duy trì sản xuất các mặt hàng như khăn mặt, dệt sợi"




Bài học cho thấy sự tăng trưởng quá nóng vào một thị trường sẽ khiến doanh nghiệp xuất khẩu tự làm khó chính mình. Tác động xấu của một thị trường duy nhất sẽ khiến doanh nghiệp đứt gẫy chuỗi sản xuất và ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Vì vậy từng doanh nghiệp luôn phải có phương án 2.



Ông Đỗ Văn Vẻ - Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Thái Bình:

"Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Thái Bình cũng đưa ra nhiều chiến lược động viên các doanh nghiệp vượt qua mọi khó khăn thông qua việc tổ chức, sắp xếp, tìm kiếm đa dạng các thị trường và thích nghi với diễn biến, tình hình thực tế diễn ra ở trong và ngoài nước như lạm phát hay dịch bệnh covid"



Những bất ổn chính trị trên Thế giới, dự báo lạm phát, giá nguyên nhiên liệu đầu vào sẽ tiếp tục tăng cao vào quý 3 và quý 4. Đây là những khó khăn, thách thức rất lớn đòi hỏi không chỉ các doanh nghiệp sản xuất sợi mà cả cộng đồng doanh nghiệp phải đối mặt và tìm cách thích ứng để vượt qua./.

 Hữu Phước 

  • Từ khóa
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII

Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...