Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển, trong những năm gần đây, nhiều làng nghề truyền thống ở Thái Bình đã đổi mới công nghệ, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Sự xuất hiện của máy móc hiện đại đã góp phần giảm thiểu lao động, nâng cao năng suất và sức cạnh tranh trên thị trường.
Chiếc máy khắc kim loại bằng công nghệ tiên tiến CNC được xem như lao động chính của cơ sở rèn Ngọc Trìu, xã Thụy Dân, huyện Thái Thụy. Trung bình 1 giờ máy cắt được khoảng 100 chiếc dao. Các sản phẩm làm ra từ chiếc máy này chuẩn đến từng chi tiết và tinh xảo hơn so với làm thủ công.
Chị Nguyễn Thị Quyên, thôn An Tiêm 1, xã Thụy Dân, huyện Thái Thụy cho biết: Từ ngày mua máy khắc kim loại CNC thì mẫu mã mình cải tiến được, những mẫu nào đẹp nhất, tốt nhất thì mình đưa ra thị trường. Máy CNC cắt bằng 4 - 5 người mà độ chính xác cao. Cái nào cũng như cái nào, không có cái dài, cái ngắn.
Anh Phạm Ngọc Trìu, chủ cơ sở rèn Ngọc Trìu, thôn An Tiêm 1, xã Thụy Dân, huyện Thái Thụy chia sẻ: Mình đang chuyển giao về công nghệ mới, chuyển tự động hóa hoàn toàn. 10 ngày nữa mình lấy thêm 2 máy CNC về làm gỗ để thuận lợi cho việc sản xuất.
Ngoài chiếc máy khắc CNC cùng với một số thiết bị khác như búa máy, máy dập nóng, dập nguội … đang chiếm khoảng 70% công đoạn sản xuất của cơ sở rèn Ngọc Trìu. Không chỉ gia tăng năng suất, đem lại hiệu quả về kinh tế, máy móc hiện đại còn giúp cơ sở giảm công lao động, bảo đảm an toàn cho người lao động.
Anh Lê Tuấn, Thôn An Tiêm 2, xã Thụy Dân, huyện Thái Thụy cho biết: Trước kia dùng búa đánh thì sản xuất cực nhọc và vất vả lắm, thu nhập thì cũng không cao. Giờ thì dùng máy móc thì hiện đại, việc sản xuất của chúng tôi đã nhàn hơn rất nhiều ở tất cả các công đoạn. Sản phẩm tạo ra thì đẹp, chất lượng, thu nhập của người thợ cũng khá hơn.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 diễn ra mạnh mẽ và tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các ngành nghề, trong đó có nghề mộc.
20 cơ sở sản xuất lớn và hàng chục hộ gia đình sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ ở xã Nguyên Xá, huyện Vũ Thư nhận thức rằng nếu cứ giữ phương thức sản xuất, kinh doanh truyền thống thì không thể giữ được nghề truyền thống chứ chưa nói đến việc phát triển. Việc đầu tư máy móc, đẩy mạnh tự động hóa trong quá trình sản xuất được các gia đình chú trọng.
Anh Nguyễn Văn Tiếp, Giám đốc Công ty TNHH Đồ gỗ mỹ nghệ Khởi Tiếp xã Nguyên Xá, huyện Vũ Thư cho biết: Công ty đã xây dựng demo là sử dụng công nghệ internet và công nghệ CNC. Để thực hiện nhiệm vụ đó được thành công thì công ty tạo điều kiện để thợ vẽ học nâng cao trình độ. Từ đó thiết kế ra những mẫu mã tiêu biểu và tìm hiểu thị trường để mình làm phù hợp với thị trường, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Áp dụng công nghệ, máy móc vào sản xuất đã giúp nhiều làng nghề ở Thái Bình khẳng định được hiệu quả, góp phần tăng thu nhập cho người dân.
Thu Trang
Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra từ ngày 10/12 đến ngày...
Việc giải quyết KỊP THỜI những ý kiến, kiến nghị của cử Không những giúp...
Từ 1/7 vừa qua, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...