Hoàn thiện một số vấn đề trong cải cách hành chính

Thứ 5, 14/01/2021 | 00:00:00
707 lượt xem

Năm 2020, Sở Lao động Thương binh và xã hội Thái Bình đã triển khai 110 thủ tục hành chính, trong đó có 58 dịch vụ công mức độ 3 và mức độ 4. Trong quá trình triển khai, thủ tục hành chính công mức độ 3 và 4 tại Sở đã có những điều cần phải hoàn thiện, bổ sung trong thời gian tới.

Năm 2020, việc áp dụng công nghệ thông tin được triển khai rộng trên lĩnh vực cải cách hành chính. Mục đích nhằm giảm thời gian, công sức và tiền của cho người dân. Đây là tiền đề để công tác cải cách hành chính theo mức độ 3 và mức độ 4 tiếp tục được triển khai trong thời gian tới. Tuy nhiên, để hướng cải cách này được mở rộng trong những năm tiếp theo vẫn còn một số vấn đề cần phải hoàn thiện thêm

Chị Phạm Thị Lê, chuyên viên pháp chế của một công ty Hàn Quốc đang tham gia sản xuất tại Khu công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh, thành phố Thái Bình. Số người lao động nước ngoài mỗi năm đến công ty là khoảng 15 người. Đây là lần đầu tiên chị Lê tranh thủ đến Trung tâm hành chính công tỉnh để nhận kết quả.

Chị Phạm Thị Lê- Nhân viên pháp chế Công ty TNHH Jeil Jersey Vina: 

“Em gửi hồ sơ qua mạng, mọi thủ tục nhanh gọn, được các chị ở đây hướng dẫn kỹ”.


Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4 thực hiện nhanh, gọn khi người dân chủ động thực hiện đầy đủ, đúng các quy trình trong hồ sơ gốc. Khi đó, việc di chuyển, nộp hồ sơ và theo dõi quy trình hồ sơ của mình đang được giải quyết như thế nào ngay trên điện thoại thông minh, hoặc trên máy tính đã kết nối mạng mà không cần đến trung tâm hành chính công.

Bà Hoàng Thị Lan Hương- Chuyên viên Sở Lao động, thương binh và xã hội Thái Bình:

“Làm thủ tục hành chính cần 3 bước, scan nộp hồ sơ, gửi qua mạng và được gửi mã số, người dân có thể theo dõi quy trình giải quyết hồ sơ của mình đang được chuyển đến đâu và đã được giải quyết hay chưa..”


Hiện tại, Sở Lao động, thương binh và xã hội Thái Bình đang thực hiện 28 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 và 30 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3. Với các lĩnh vực lao động việc làm, lĩnh vực tiền lương và lĩnh vực người có công, lĩnh vực người lao động nước ngoài. Các thủ tục này được hoàn thiện chủ yếu qua việc thông thạo sử dụng công nghệ thông tin trên mạng. Chính vì vậy, đây chính là khó khăn trong việc giải quyết dịch vụ công trực tuyến.

Bà Bùi Thị Thoan- Chuyên viên Phòng Việc làm và An toàn lao động, Sở Lao động, thương binh và xã hội Thái Bình: 

“Để thực hiện dịch vụ công hiệu quả phải chuẩn hồ sơ, và trong 1 ngày có tới 12 thủ tục không thể giải quyết nhanh, do vậy công việc đang gặp một số khó khăn”


Nếu trong lĩnh vực lao động, việc làm, lĩnh vực tiến lương cái khó chủ yếu vấn đề từ người nộp hồ sơ chưa thành thạo thao tác công nghệ thông tin thì lĩnh vực giải quyết dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 hiện nay tại Sở Sở Lao động, thương binh và xã hội Thái Bình vẫn có nhiều vướng mắc trong lĩnh vực người có công.

Ông Nguyễn Đăng Thùy, xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ tới trung tâm hành chính công tỉnh Thái Bình làm thủ tục về người có công. Nhưng vướng về quy trình thủ tục gốc mà ông đã phải đi lại rất nhiều lần.

Ông Nguyễn Đăng Thùy - Xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình: 

“Tôi làm thủ tục người có công cho mẹ. Đi lại hơn 10 lần rồi. Ở đây, tại trung tâm hành chính công mọi người giải thích rất rõ nhưng ở địa phương thì rất khó khăn”.


Thực tế, việc giải quyết dịch vụ hành chính công mức độ 3, mức độ 4 hiện nay chỉ có 2 tục là di chuyển hồ sơ người có công và lập số theo dõi, cấp phương tiện trợ giúp dụng cụ chỉnh hình. Tuy nhiên, để hồ sơ giải quyết nhanh thì vẫn còn nhiều bất cập.

Bà Hoàng Thị Lan Hương- Chuyên viên Sở Sở Lao động, thương binh và xã hội Thái Bình: 

“Làm thủ tục hành chính công mức độ 3 và 4 hiện nay rất thuận lợi với những hồ sơ đã hợp lệ nhưng với những trường hợp chưa đúng, chưa đủ thì lại là một cản trở trong cải cách hành chính".

"Hiện nay, việc di chuyển hồ sơ, hố sơ gốc kiểm soát ở địa phương khác chuyển đến, hay hồ sơ cũ rất khó làm”.

Những thuận lợi, khó khăn trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 không chỉ tại Sở Lao động, thương binh và xã hội Thái Bình mà còn là hạn chế chung của một số sở, ban, ngành khác trong thực hiện cải cách hành chính hiện nay. Hy vọng, trong thời gian tới, những hạn chế trong công tác cải cách hành chính sẽ được các ngành liên quan chung tay hoàn thiện để công tác hành chính đạt được hiệu quả như mong muốn.

Bùi Minh

  • Từ khóa
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định tiếp xúc với cử tri huyện Quỳnh Phụ và huyện Hưng Hà
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định tiếp xúc với cử tri huyện Quỳnh Phụ và huyện Hưng Hà

Ngày 2.12, đồng chí Nguyễn Khắc Định, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội và các đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc với cử tri huyện Quỳnh Phụ và huyện Hưng Hà sau kỳ họp thứ 8, Quốc...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...