Thuê, mượn những mảnh ruộng người dân không canh tác rồi tổ chức lại sản xuất, nhiều nông dân đã có thu nhập cao từ sản xuất nông nghiệp. Với tư duy mới, cách làm mới, họ đã và đang mang đến diện mạo mới cho những cánh đồng, góp phần hạn chế tình trạng bỏ ruộng hoang ở các địa phương.
Diện tích ruộng tích tụ của ông Phạm Hồng Sơn, xã Quỳnh Thọ, huyện Quỳnh Phụ
Gần chục mẫu ruộng tại cánh đồng xã Quỳnh Thọ nông dân chỉ cấy 1 vụ. Thấy tiếc, ông Phạm Hồng Sơn lại nhận thêm về để cấy lúa. Tính cả diện tích này thì vụ mùa năm nay ông cấy đến 40ha. Máy cày, máy cấy cũng được ông sắm thêm để làm cho kịp thời vụ. Đặc biệt ông cũng đã chủ động liên kết với các công ty cùng hợp tác sản xuất làm sao có được lợi nhuận cao nhất.
Ông Phạm Hồng Sơn, xã Quỳnh Thọ, huyện Quỳnh Phụ: “Sản xuất nhiều thì bắt buộc phải liên kết với công ty bởi vì không liên kết thì đầu ra khó khăn vì sản phẩm cấy ra họ thu mua tươi hết về sấy rồi xuất khẩu. Có công ty liên kết chúng tôi rất yên tâm. Vụ mùa vừa rồi trừ tất cả chi phí tôi thu về được khoảng 300 triệu”
Tích tụ ruộng đất đi kèm với đầu tư máy móc thiết bị hiện đại giúp việc làm nông nghiệp trở nên dễ dàng hơn
Thay đổi tư duy sản xuất từ nhỏ lẻ, manh mún sang cánh đồng lớn, ruộng không bờ, nhiều nông dân xã Quỳnh Thọ biến những thửa ruộng bỏ hoang thành những cánh đồng bội thu.
Bà Bùi Thị Hái - Chủ tịch Hội nông dân xã Quỳnh Thọ, huyện Quỳnh Phụ: “Xã Quỳnh Thọ có tất cả 19 hộ tích tụ ruộng đất, hộ nhiều nhất là ông Phạm Hồng Sơn trên 40ha, hộ ít nhất từ 5ha trở lên. Trong các năm tích tụ tất cả những cái nhỏ lẻ họ dồn ruộng và mang lại giá trị sản xuất cao, gấp 2,5-3 lần so với hộ bình thường”
Bên cạnh cấy lúa nhiều hộ dân còn tích tụ ruộng đất để trồng cây dược liệu mang lại hiệu quả kinh tế cao
Tích tụ ruộng đất là yếu tố quan trọng đưa nông nghiệp trở thành ngành sản xuất hàng hóa quy mô lớn. Toàn huyện Quỳnh Phụ hiện có 320 tổ chức, cá nhân có diện tích tích tụ từ 2ha trở lên với tổng diện tích trên 1.300ha. Trong đó có 25 hộ có quy mô từ 10ha trở lên. Ngoài cấy lúa, một số hộ đã mạnh dạn đưa các cây dược liệu như hương thảo, cà gai leo, hoa cúc chi, bạc hà về trồng. Không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần cấy lúa, việc thay đổi cơ cấu cây trồng cũng đã tạo ra những sản phẩm nông nghiệp đặc thù, thúc đẩy chương trình OCOP của huyện phát triển
Anh Nguyễn Văn Thắng, xã Quỳnh Hồng, huyện Quỳnh Phụ: “Khi mình phát triển cây hương thảo này thì nó là cây rất mới ở Việt Nam nên thuận tiện không bị cạnh tranh thị trường và công chăm sóc, chi phí ít hơn so với những cây khác”
Tích tụ ruộng đất đã và đang mang đến diện mạo mới cho những cánh đồng ở huyện Quỳnh Phụ. Những cánh đồng phân tán, nhỏ lẻ, những vùng đất hoang hóa nay đã được hồi sinh, mở ra hướng phát triển sản xuất nông nghiệp hiệu quả, bền vững
Thu Trang
Sáng ngày 8/8, đồng chí Nguyễn Văn Huy, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì buổi làm việc của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh với Liên đoàn lao động tỉnh, để khảo sát tình hình triển khai, thi hành...
Sáng nay 26/6, đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy,...
Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Thái Bình khu vực huyện Vũ Thư...
Chiều 15/5, đồng chí Nguyễn Văn Huy, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...