Những năm gần đây, bên cạnh phát triển nuôi thủy sản trong ao truyền thống, tại huyện Kiến Xương đã hình thành một số mô hình nuôi cá, tôm trong ao bán nổi. Hiệu quả kinh tế của những mô hình này mang lại rất khả quan. Đây là hướng đi mới đang được địa phương nhân rộng, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất, nâng cao giá trị trên đơn vị diện tích.
Diện tích chuyển đổi cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi thủy sản trong ao bán nổi của ông Phan Tiến Hùng
Từ những diện tích cấy lúa kém hiệu quả, ông Hùng tích tụ, chuyển đổi sang mô hình nuôi thủy sản theo hình thức ao bán nổi. Ao được thiết kế sâu không quá 1,2m, sử dụng toàn bộ đất đào để đắp bờ nên giúp giảm chi phí làm ao 60% so với ao chìm.
Ông Phan Tiến Hùng, xã Vũ Bình, huyện Kiến Xương: “Kinh phí làm ao nổi chi phí ít hơn ao truyền thống vì ao truyền thống phải đào sâu. 1 năm nếu làm tốt thì như năm ngoái được khoảng 500 triệu, năm nay thì kém hơn cũng được vài trăm do giá cá rẻ mà thức ăn đắt”
Ông Phạm Văn Tính cho thủy sản ăn trên diện tích ao bán nổi
Là 1 trong những hộ tiên phong trong nuôi thủy sản trong ao bán nổi, ông Tính có diện tích nuôi cá bằng hình thức mới này nhiều nhất ở huyện Kiến Xương với 5,5ha. Ông quy hoạch thành 5 ao, trong đó có 1 ao nuôi cá giống để chủ động cho việc sản xuất. Hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích cao hơn từ 5 lần trở lên so với cấy lúa.
Ông Phạm Văn Tính, xã Bình Định, huyện Kiến Xương: “Nuôi ao bán nổi có nhiều lợi thế hơn so với ao truyền thống trước kia. Cụ thể tỷ lệ mình nuôi được mật độ đàn lớn hơn và ô xi tự nhiên hòa tan của nước nhiều hơn nên cá phát triển tốt hơn”
Nuôi thủy sản trong ao bán nổi mang lại thu nhập cao hơn so với cấy lúa và nuôi ao truyền thống
Thực hiện đề án phát triển nuôi thủy sản trong ao bán nổi trên địa bàn tỉnh Thái Bình giai đoạn 2022 – 2025, huyện Kiến Xương có 10 xã đăng ký với tổng diện tích quy hoạch phát triển thủy sản trong ao bán nổi 460 ha. Đến nay, đã có 3 xã thực hiện chuyển đổi diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi thủy sản trong ao bán nổi với diện tích gần 15ha, nuôi các loại cá nước ngọt, tôm thẻ chân trắng theo hình thức thâm canh.
Ông Bùi Ngọc Trìu, Chủ tịch UBND xã Bình Định, huyện Kiến Xương: “Trên địa phương chúng tôi thì mô hình nuôi ao bán nổi đã diễn ra được 3 năm nay và đang đi vào hoạt động rất hiệu quả. Năm 2023 chúng tôi tiếp tục mở rộng diện tích và tính việc đầu ra. Chúng tôi đang vận động nhân dân sau khi có sản phẩm thì đăng kí sản phẩm thương hiệu…”
Để phát triển hình thức nuôi mới này theo định hướng của ngành nông nghiệp, thời gian tới huyện Kiến Xương đẩy mạnh tập huấn, chuyển giao kỹ thuật nuôi, có các giải pháp tìm đầu ra cho sản phẩm, xây dựng chuỗi khép kín từ sản xuất đến chế biến để phát triển bền vững.
Thu Trang
Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra từ ngày 10/12 đến ngày...
Việc giải quyết KỊP THỜI những ý kiến, kiến nghị của cử Không những giúp...
Từ 1/7 vừa qua, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...