Với sự năng động, sáng tạo của các doanh nhân, doanh nghiệp, cũng như sự đồng hành của cấp ủy, chính quyền địa phương giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc, nên sản xuất công nghiệp của huyện Đông Hưng có nhiều khởi sắc. Gần 5 tháng qua, tổng giá trị sản xuất ước đạt 2.800 tỷ đồng, tăng gần 14,5% so với cùng kỳ năm trước.
Nhờ có những giải pháp phù hợp, doanh thu 5 tháng của doanh nghiệp này ước đạt gần 30 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước. Đảm bảo việc làm cho 460 lao động. Mức thu nhập bình quân 7,5 triệu đồng/người/tháng.
Ông Nguyễn Trung Thái - PGĐ Công ty CP May xuất khẩu Việt Thái - Phụ trách Công ty CP may xuất khẩu Việt Hưng, Vitexco 6:
"Hàng chúng tôi xuất đi Châu Âu và các nước khó tính vì thế chất lượng phải đảm bảo, tiến độ giao hàng, chi phí đầu vào phải tiết kiệm hết mức để duy trì sản xuất"
Trong bối cảnh khó khăn chung do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, giá nguyên, nhiên liệu, chi phí vận tải, logictics tăng cao, song sản xuất công nghiệp của huyện Đông Hưng vẫn đạt kết quả khả quan. Nhìn chung, các chỉ tiêu đều đạt và vượt kế hoạch đề ra. Nhiều ngành có mức tăng trưởng khá như: Dệt may, sản xuất khung nhà tiền chế, gia công cơ khí, đồ gỗ, chế biến lương thực. Công tác thu hút đầu tư, phát triển các cụm công nghiệp được quan tâm đúng mức.
Ông Tô Xuân Thức - Chủ tịch UBND huyện Đông Hưng:
"Hiện nay trên địa bàn huyện có 9 KCN đã được quy hoạch trong đó tỉnh đã chấp thuận đầu tư cho 3 CCN nữa đó là Hồng Việt, Mê Linh và Đông Phong. CCN của Phong Châu đang nghiên cứu đầu tư sắp tới đề nghị tỉnh chấp thuận đầu tư với các nhà doanh nghiệp"
Để sản xuất công nghiệp đạt mức tăng trưởng ổn định, các cấp. ngành liên quan của huyện Đông Hưng tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp về nguồn vốn; hỗ trợ xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Tăng cường thu hút đầu tư kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp.
Ông Tô Xuân Thức - Chủ tịch UBND huyện Đông Hưng:
"Muốn xây dựng được hạ tầng công nghiệp thì nhiệm vụ hàng đầu là tuyên truyền, vận động người dân chấp thuận việc GPMB để giao đất cho nhà đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật. Sau đó kêu gọi đầu tư giai đoạn tiếp theo từng bước lựa chọn các nhà đầu tư thứ cấp để phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại tạo ra giá trị sản xuất cạnh tranh lớn"
Đông Hưng đang tập trung phát triển các ngành công nghiệp chủ lực, có lợi thế cạnh tranh như: chế biến lương thực thực phẩm gắn với vùng nguyên liệu, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, điện tử, công nghiệp phụ trợ; ưu tiên lựa chọn các dự án công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tiết kiệm tài nguyên, năng lượng, thân thiện với môi trường, công nghiệp sạch, công nghệ sinh học.
Duy Huy
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...